Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai -
Đầu mùa Chay chúng ta được mời gọi ăn năn hối cải trở về với TC và tin vào Tin Mừng, tin vào lời Chúa. Mà rất là nhiều lần trong kinh thánh nói đến TC vui mừng đón nhận những người ăn năn, hoán cải trở lại, và trong PÂ thánh Luca chương 15, gồm 3 dụ ngôn nối tiếp nhau, con chiên lạc, đồng tiền bị đánh mất và người con hoang đang, nói về lòng thương xót của TC và diễn tả sự vui mừng của TC, ở trên trời, khi những người con lạc đường trở về. Một hình ảnh rất là khích lệ và hy vọng để giúp chúng ta có can đảm đứng lên trở về, làm lại cuộc đời, làm hòa với TC và anh chị em.
Cho dù là chúng ta đang ở đâu trên hành trình đức tin của chúng ta: là con chiên ngoan đạo, sốt sắng giữ đạo và tham gia vào mọi công việc của giáo xứ, hay lơ lửng con cá vàng không nóng cũng chẳng lạnh, đang trong tình trạng rối rem không biết hướng nào để đi, hoặc là thất lạc hoàn toàn. Bất cứ chúng ta đang ở đâu trên hành trình đức tin, TC đều muốn gặp gỡ chúng ta để giúp chúng ta trở về. Như Chúa Giêsu đã nói: 'Ta đến để cứu chữa những người tội lỗi, ăn năn trở lại'.
Ngày nay với kỹ thuật tân tiến chúng ta có bản đồ điện tử để chỉ đường thường được gọi là GPS, viết tắt của chữ: Global Positisioning System – tạm dịch là Hệ Thống Định Vị Trí Toàn Cầu. Chúng ta chỉ cần cho biết địa chỉ nơi chúng ta muốn đến và hệ thống bản đồ điện tử sẽ tự tính toán và chỉ dẫn chúng ta đến nơi. (kinh nghiệm lần đầu tiên sử dụng … chậm chạp, tự kiêu vì có trí nhớ tốt và biết nhìn phương hướng để tìm đường nên ngần nghại không muốn dùng... chỉ vì thiếu tin tưởng mà thôi... nhưng sau này khi kỹ thuật tiến bộ hơn máy tìm đường tình toán nhanh chóng hơn và tên đường cũng được đọc rõ ràng nên làm cho mình tin tưởng hơn để sử dụng và bây giờ mỗi lần đi đến đâu lạ thì lại mang chiếc GPS đi theo).
Đó là bản đồ địa lý, về đường xá, nếu như có một hệ thống tương tựa mà cho đời sống tâm linh, bản đồ tâm linh thì hay biết mấy nhỉ... Thật sự là có và cũng được gọi là GPS nhưng không phải là Global Positioning System mà là God Postioning System – Hệ Thống Định Vị Trí của TC, mà bản đồ cho hệ thống này chính là Thánh Kinh, Lời của TC, và giọng đọc các tên đường là chính Đức Giêsu, như Chúa Giêsu đã nói: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”. Vậy quý cộng đoàn có muốn biết thêm chi tiết về hệ thống định vị trí của TC không? để lỡ có ai trong hcu1ng ta tò mò muốn sự dụng hoặc muốn noi theo thì có một vài thông tin, chi tiết, để giúp mình quyết định.
Trước khi quyết định sử dụng hệ thống này có lẽ chúng ta cũng cần biết sơ qua một tí về hệ thống định vị trí của TC...
Cũng như khi đi mua một cái gì chúng ta cũng thường muốn biết coi mặt hàng xuất xứ ở đâu, thương hiệu nào (hãng nào làm), có phải làm ở Tầu (China) hay không. Hệ thống God Positioning System chắc chắn là không phải làm ở China bởi vì Chúa Giêsu được sinh ra ở Bethlehme, nước Do-Thái, vì vậy chúng ta có thể nói rằng hệ thống này được làm ở Israel, made in Israel. Thiên Chúa chính là tác giả, Ngài đã mặc khải cho chúng ta biết, trước hết là qua các tổ phụ Abraham, Isaac và Giacóp, các ngôn sứ, chúng ta còn nhớ câu chuyện TC hiện ra với Môisen trong bụi gai cháy không rụi mặc khải cho ông biết Ngài là Đấng Tự Hữu và sai ông đi cứu dân Do-Thái ra khỏi cảnh nô lệ của Ai-cập và dẫn vào Đất hứa, và sau cùng là chính con một của Ngài là Đức Giêsu Kitô: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16) Đức Giêsu chính là Lời của TC Cha đã nhập thể và ở giữa chúng ta. Ngôi Lời Nhập Thể đã sống, đã chết và đã được sống lại để mang lại sự sống mới và niềm họng cho toàn thể nhân loại. Trên đường Emaus Chúa Kitô Phục Sinh đã mở lòng trí cho hai môn để hiểu biết về Thánh kinh và lòng trí học đã được mở ra và nhận ra Đức Kitô trong khi Bẻ Bánh. Đức Kitô Phục sinh cũng đã hiện ra với các Tông đồ đê cho các ông nhìn thấy những vết đinh và cạnh sườn bị đâm thâu qua. Ngài ban cho các Tông Đồ quyền tha tội và sai các ông đi rao truyền lời Tin Mừng, kêu gọi người ta trở thành môn đệ của Đức Kitô: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế". (Mt 28, 18b-20) Sứ vụ mà Đức Giêsu Kitô đã khởi xướng nay được Đức Kitô ủy thách cho các Tông Đồ tiếp tục, không chỉ các Tông Đồ không mà thôi mà tất cả các tín hữu đã được lãnh nhận bí tích rửa tội, trong đó có chúng ta. Được thông phần vào sứ vụ rao giảng, giới thiệu Đức Kitô đến với người khác. Tùy hoàn cảnh và ơn gọi của mỗi người để chúng ta cộng tác vào sứ mục rao giảng lời Chúa. Trong gia đình, cha mẹ có trách nhiệm giáo dục, giao truyền, đức tin cho con cái, rửa tội, dạy con cái đọc kinh, ghi danh cho con cái học giáo lý,... tham gia các hội đoàn phục vụ cộng đoàn, làm các việc tông đồ, công tác với giáo hội trong việc đào tạo các chúng sinh, các công việc truyền giáo v.v... tất cả mọi công việc này đều liên quan đến sự vụ rao giàng và sống Lời Chúa.
Một vài chi tiết, thông tin, để giúp chúng ta biết sơ qua về hệ thống định vị trí của TC. Tác giả là TC, bản đồ co thể sử dụng được ở khắp nơi và không bao giờ cần phải cập nhật, không có phí tổn nào khác và được bảo đảm vĩnh viễn... nói kiểu VN bây giờ là 'mặt hàng này nghe hơn bị được đấy...'
Thương hiệu nổi tiếng (ở VN người ta gọi là hàng độc) của hệ thống này rất tốt nhưng sẽ giúp ích được gì cho chúng ta...
Thánh kinh là cuốn sách về TC, về tình yêu của TC cho con người được mặc khải qua công trình sáng tạo và cứu vũ trụ, trong đó có con người. Thánh kinh nói về TC nhưng liên quan đến chúng ta bởi vì con người là trung tâm của công trình sáng tạo và cứu độ vì vậy Thánh kinh cũng là cuốn sách về chúng ta, liên quan đến sự hiện hữu, cuộc sống của chúngta... chúng ta từ đâu đến, phải làm gì và rồi sẽ đi về đâu. Qua Thánh kinh, TC mặc khải cho chúng ta biết ý nghĩa và mục đích của con người. Ngài muốn chia sẻ lòng yêu thương với mọi thọ tạo mà Ngài đã dựng nên và muốn họ được hưởng hạnh phúc và được trở nên tốt. Ngài muốn giúp chúng ta biết cách đón nhận và sử dụng món qùa sự sống mà Ngài ban tặng chúng ta một cách trọn vẹn bao gồm cả phẩm giá và linh thánh của con người mà mỗi người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh TC.
Tác giả thánh vịnh diễn tả Lời Chúa như là chiếc đèn chiếu tỏa ánh sáng để soi dõi đường đi cho chúng ta đi: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119, 105)
Rồi lời của TC không phải chỉ là thông tin mà thôi nhưng còn là sự thật và sẽ thực hiện những gì mà Lời Chúa muốn nhắm đến mà ngôn sứ Isaiah diễn tả như sau: “ Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.” (Is 55, 10-11). Hoặc như chính Chúa Giêsu cũng đã nói: “trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.” (Mt 24, 35) Đúng vậy, lời của TC sẽ được ứng thực, có thể không ở trong đời của chúng ta những sẽ được ứng nghiệm.
Thánh Phaolô trong thư thứ II gửi Timothê khuyên răn ông hãy trung thành, tin, vào Thánh Kinh bởi Lời Chúa có khả năng cứu độ và hướng dẫn: “Phần anh, hãy giữ vững những gì anh đã học được và đã tin chắc. Anh biết anh đã học với những ai. Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Ðức Kitô Giêsu. Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.” (2Tm 3, 14-17)
Lời Chúa không phải là những hàng chữ chết nhưng là thần khí và là sự sống (Ga 6, 63) mà Thánh Gioan viết trong Phúc Âm của Ngài. Và tác giả thư Do-Thái diễn tả Lời Chúa như là thước đo, để phân tích tốt xấu, để xét mình: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thọ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Ðấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.” (Do Thái 4, 12-13)
Trong tất cả các bí tích, trong phụng vụ, luôn luôn có phần Lời Chúa, Lời Chúa được đọc, được chia sẻ, trước khi đi vào phần bí tích, phần mầu nhiệm. Đọc và suy niệm Lời Chúa không thể nào thiếu được trong đời sống Kito6 hữu, như thánh Giêromeo nói: "không biết Thánh kinh thì không biết TC", để nhấn mạnh việc TC chúng ta tin, chúng ta thờ, đã mặc khải, linh hứng qua Thánh Kinh.
Hát: Chúa Là Con Đường –
Những người, chứng nhân, đã được lời Chúa cảm hóa...
Thánh Antôn ẩn tu, một ngày kia đi ngang qua nhà thờ nghe đọc đoạn Thánh kinh: “hãy đi bán hết tất cả những gì ngươi có rồi đến theo ta.” Thánh nhân đã ra về bán hết tất cả những gì ông có, cho hết những người nghèo khổ, gửi người em gái cho các soeur thuộc một tu hội coi sóc rồi vào sa mạc ẩn tu. Thánh nhân đã sống một đời sống rất đơn giản, khổ chế, cầu nguyện và phục vụ tha nhân. Nhiều người đã đến để tham khảo và được hướng dẫn về cách sống thiêng liêng. Và ngài được coi như là cha đẻ của truyền thống ẩn tu.
Thánh Theresa Hài Đồng Giêsu muốn trở thành một nhà truyền giáo mang Tin Mừng đến cho những người ở Á châu nhưng vì tình trạng sức khỏe chị thánh đã không thể hoàn thành nguyện ước của mình. Chị đã rất quan tâm và lo lắng cho ơn gọi của mình vì không thể trở thành nhà truyền giáo, nhưng một hôm khi đọc Lời Chúa trong thư gửi giáo đoàn Corintô của thánh Phaolô khi Ngài nói về đức mến, là đức tính cao trọng nhất và cần thiết nhất. Chị đã chọn cho mình đức tính này và sống ơn gọi của mình bằng cách thể hiển những hành động của đức bác ái, yêu thương, qua những cộng việc rất tầm thường nhưng với niềm xác tín của lòng yêu thương mọi người, dù dễ tính cũng như khó tính trong đan viện nơi chị tu trì. Cách phục vụ yêu thương này đã trở thành “con đường nhỏ” để nên thánh. Không những thế mà chị còn được tôn nên làm bậc thầy dạy với tước hiệu tiến sĩ của Giáo Hội. Tuy bé nhỏ đơn sơ nhưng đã biến đổi cuộc sống tu trì của chị và lôi cuốn biết bao nhiêu người bước theo con đường bé nhỏ này, bé nhỏ nhưng với hết tấm lòng yêu thương.
Thánh Đaminh, Đấng sáng lập Dòng Anh em Thuyết Giáo, với mục đích rao giảng Lời Chúa, Lời Chân Lý. Theo truyền thuyết kể lại là Ngài luôn mang theo trong mình cuốn Phúc Âm Thánh Matthêu và thư Tông Đồ Công Vụ, để giúp ngài cầu nguyện và chiêm niệm. Ngài không để lại bút tích gì cho anh em nhưng chính đời sống cầu nguyện liên lỉ và hăng say rao giảng Lời Chúa, ban ngày rao giảng ban đềm cầu nguyện, là hình ảnh mà Ngài đã để lại cho anh em với câu “Nói Với Chúa và Nói Về Chúa” như là một trong những câu châm ngôn của Dòng Anh Em Đaminh. Hoặc là câu "chiêm niệm và chia sẻ ch tha nhân hoa qủa mình đã chiêm niệm."
Thánh Phaolô trong thư của Ngài, Ngài cũng xác tín về sự quan trọng và cần thiết của Lời Chúa như sau: “Tình yêu Ðức Kitô thôi thúc chúng tôi” (2Cr 5, 14) và “Thật vậy,..., Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9, 16). Và trong thư gửi cho giáo đoàn Rôma ngài nhắc đến việc cần thiết của sứ vụ rao giảng Tin Mừng: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi? Như có lời chép: Ðẹp thay bước chân những sứ giả loan báo Tin Mừng! (Rm 10, 14-15). Lời kêu gọi rao truyền Tin Mừng, giới thiệu Đức Kitô đến với mọi người, chắc chắc không phải chỉ bằng lời nói rao giảng xuông mà chính hành động, cuộc sống của chúng ta như Chúa Giêsu đã nói 'qua các việc tốt lành của các con mà họ sẽ tôn danh Cha của các con ở trên trời và họ sẽ nhận ra các con là môn đệ của thầy'. Một ý tưởng tương tựa thường được biết đến như là của Thánmh Phanxicô là: "Hãy luôn rao giảng Tin Mừng và chỉ dùng lời khi cần thiết” để muốn nhấn mạnh đến việc thực hành, áp dụng lời của TC. Cũng như ca dao VN có câu “lời nói lung nay việc làm lôi cuốn.”
Chúng ta cũng có thể cũng có những câu Thánh kinh mà chúng ta chọn để tâm niệm, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, v.v...
- “Hãy mang lấy ác của ta và học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng...”
- “Ân sủng của Ta đủ cho con...”
- “Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.”
Cách nào để chúng ta đón nhận lời của Chúa? Thái độ chúng ta cần phải có...
Cách thức chúng ta đón nhận những gì chúng ta đọc và nghe thấy không giống nhau... báo chí tin tức, sách giáo khoa, sách lịch sử, truyện tiểu thuyết, v.v... cũng như khi chúng ta nghe... những người mà chúng ta tin tưởng thì chúng ta đón nhận một cách nhanh chóng và nhiều khi chẳng cần phải suy xét... coi như là đúng là thật hết...
Câu hỏi đầu tiên mà chúng ta nên hỏi, là Thánh Kinh có khác với những sách khác không? Và câu trả lời là có, Thánh kinh là lời của Chúa được linh hứng cho tác giả của sách trong Thánh kinh viết bằng ngôn ngữ của con người. Vì vậy Thánh kinh 100% lời của TC và 100% lời của con người. Lời của TC thật sự là thâm sâu hơn là lời của con người vì vậy mà chúng ta cần phải đọc đi đọc lại nhiêu lần, suy niệm, nghiền ngẫm thì chúng ta mới có thể hiểu và nắm bắt được. Kinh nghiệm của tôi mỗi khi chuẩn bị bài giảng, luôn luôn là một sự vật lộn với Lời Chúa. Có những đọan rất là dễ hiểu những có những đọn rất là tối nghĩa phải đọc đi đọc lại, tra cứu các sách vở đã nghiên cứu bình luận về đọan Thánh kinh đó như thế nào, bối cảnh, cũng như những từ ngữ chuyên môn được dùng trongg đoạn văn,v.v... để có thể rút tỉa những bài học cụ thể để áp dụng vào cuộc sống, tuy có tốt nhiều thời giờ nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho chín đời sống của tôi cũng như giúp ích cho giáo dân.
Như tôi nói ở trên là tùy từng người mà chúng ta đón nhận, nghe lời của họ, người mà chúng ta quý mến thì thường dễ cho chúng ta đón nhận và nghe người ấy hơn... Một người coi tù được trao cho một công việc là duyệt qua, đọc qua tất cả các thư tư gửi đến cho các tù nhân trước khi phát ra cho các tù nhân. Một hôm anh ta được hỏi rằng anh làm công việc kiểm duyệt thư cũng đã khá lâu vậy có là thư đặc biệt nào đã để lại cho anh một ấn tượng hay ngạc nhiên gì không? Anh ta trả lời, lá thư nào cũng như nhau hết, hầu hết các lá thư là từ những người thân của họ gừi đến, đại ý tương tựa với nhau là: trong đó họ đối xử có tốt không, sức khỏe thế nào, em yêu anh, con nhớ bố, em sẽ đợi anh được ra khỏi tù, v.v... ý nghĩa của những lá thư đều giống nhau bởi vì anh cai tù không có liên hệ gì với những người gửi thư hết. Nếu như anh có liên hệ với người gửi thư, thí dụ như vợ, chồng, con cái hay bạn bè, thì cho dù ý nghĩa của các lá thư có giống nhau nhưng anh sẽ đọc và đón nhận với một cách rất khác bởi vì là lời hỏi thăm, an ủi của những người thân quen của anh. Có lẽ Lời Chúa cũng như vậy, TC qua Thánh kinh muốn nói với chúng ta như một người thân yêu nói với chúng ta vậy, ngày muốn chia sẻ, khích lệ, ý nghĩa chân tình không có gì là giả dối hết. Thánh kinh tuy viết cho mọi người nhưng cũng cho từng người một vì chính Chúa Thánh Thần là đấng sẽ giúp chúng ta hiểu thấu Thánh kinh. Vì vậy chúng ta nên đón nhận Thánh kinh như là những lá thư, những lời trân quý của TC, như là một người chúng ta rất quý mến, muốn gửi cho từng người chúng ta một.
Dụ ngôn người gieo giống cũng nhắc nhở chúng ta để đón nhận Lời của Chúa chúng ta cũng phải chuẩn bị thửa đất là tâm hồn, là tấm lòng, để TC gieo vãi hạt giống lời của Ngài và thái độ của đất tốt “là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.” (Lc 8, 15)
Thái độ "cao thượng và quảng đại" là hình ảnh của trái tim rộng mở để đón nhận, lắng nghe, lời Chúa và suy ngẫm trong lòng.
Khi nói đến thái độ đón nhận Lời Chúa thì Mẹ Maria là gương mẫu tuyệt vời, cho dù không hiểu thấu lời truyền tin của thiên sứ Gabriel nhưng Mẹ vẫn trả lời “xin vâng” rồi những lời ngôn sứ Simeon và Anna tuyên báo về Đức Giêsu mà Mẹ sẽ phải trải qua, Mẹ cũng không hiểu hết những Mẹ đã ngẫm suy trong lòng và để cho lời của Chúa từ từ mặc khải, diễn ra, và Mẹ đã đón nhận tất cả, trên mọi nẻo đường mà người con của Mẹ đã đi qua.
Mẹ Maria đã thật sự sinh ra Ngôi Lời bằng xương bằng thịt từ cùng lòng của mình. Vì vậy mà Mẹ được gọi là Mẹ Thiên Chúa và được chúc phúc hơn các người phụ nữ. Thật vậy, Mẹ Maria được chúc phúc không phải chỉ vì Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng Cứu Chuộc, nhưng vì thái độ Đức Mẹ đón nhận lời TC. Có lần trong lúc Chúa Giêsu rao giảng thì có người lớn tiếng nói rằng: "Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớn! Nhưng Người đáp lại: "Ðúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa". (Lc 11, 27-28)
Lời của Đức Giêsu: “ Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” là lời mời gọi và nhắc nhở cho chúng ta rằng mọi người không chỉ Đức Mẹ mà thôi cũng được chúc phúc nếu chúng ta lắng nghe và tuân giữ lời của TC. Như Mẹ Maria, mỗi người chúng ta cũng được kêu gọi để đã sinh ra Lời Chúa trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Sinh ra Lời Chúa có nghĩa là những hoa quả do việc tuân giữ, áp dụng, Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Lời Chúa là những hạt giống, những bài học về yêu thương, chân thành, khiêm nhường, hoán cải, phó thách, tha thứ, phục vụ,v.v... mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta. Nếu chúng ta muốn có được những hoa qủa của những hoa trái này thì chúng ta cũng phải gieo trồng bằng cách đem ra thực hành, mỗi ngày một tí, và dần dần những hạt giống này sẽ đâm chồi, nảy mộng, đâm rễ bén sâu xuống đất, lớn nên thành cây, rồi đơm bông kết trái. Đến ngày đó chúng ta sẽ có dịp để gặt hái. Như Chúa Giêsu trong PÂ thánh Gioan qua hình ảnh cây nho và nhành nho nhắc nhở chúng ta tuân giữ lời của TC, các giới răn như sau: "Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin. anh em sẽ được như ý. Ðiều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy. Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để niềm vui của Thầy ở trong anh em, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn." (Ga 15, 7-11)
Đó là một vài những đặc điểm, chức năng, của hệ thống GPS – God Positioning System – hệ thống định vị trí của TC, để cho chúng ta có được một số thông tin, khái niệm, để quyết định, để có nên chọn lựa hệ thống chỉ dẫn đường của TC hay không. Để những người mà chưa quen sử dụng thì cố gắng đem ra sử dụng, đem ra thực hành, dần dần sẽ quen hơn, sẽ biết sử dụng nhiều chức năng phong phú và khôn ngoan của Lời Chúa. Những người đã sử dụng rồi thì tiếp tục sử dụng, đào sâu và tin tưởng nhiều hơn...
Chúng ta được mời gọi đi theo con đường của Chúa, con đường mà rất nhiều người đã đi qua, không chỉ các tông đồ, các thánh, những người thánh thiện cũng như tội nhân đã nhờ vào lời Chúa, noi theo con đường của Chúa mà hoán cải, ăn năn và trở nên những con người tốt. Và đó cũng là lời mà TC muốn mời gọi mỗi người chúng ta bước theo: “Đây là con Ta yêu dấu hãy lắng nghe tiếng Người.” mà Chúa Cha đã mặc khải trên núi cao khi Chúa Giêsu biến hình trước mặt ba tông đồ, bài PÂ của CN thứ Hai mùa Chay, năm A.
Lắng nghe tiếng Chúa –
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét