Tái Ông Thất Mã – An Tri Họa Phúc .
Tích Xưa Kể rằng :
Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng.
Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói :
- Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói :
- Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói:
- Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Nghe nói vậy hàng xóm cho ông lão là kẻ dở hơi – không thèm hỏi thăm nữa .
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
Câu Chuyện Bình giã Xưa !
Quay ngược lại thời gian 54 , 55 năm về trước ,Ông Bà ta ngày xưa , không biết vì lý do gì : Chính trị , Kinh tế , Cải cách ruộng ( đấu tố , giảm tô …) mà có một cuộc tháo chạy “ Toàn tập “ từ Bắc vào Nam ,nhiều người bảo là chạy như bị “ Tào tháo “ Rượt “ , người khác lại nói , đi như đi tìm Đất hứa ? .
Khi ra đi – bỏ lại sau lưng tất cả , Ông Bà tổ tiên cũng đâu lường trước được những gian nan ,khó nhọc , vất vả … Miền nam thì mờ mịt nơi nao ?.
Tưởng vậy là Họa thế hóa ra hay (…) và sự hình thành mảnh đất Bình Giả thân ái như chúng ta đã biết, một miền đất đỏ ba gian trù phú mà nhiều người nói vui rằng :
“ Người thì không mến đất , đất thì luôn mến người “
hay đùa cợt :
“ Đất gì như đất Bình gia (Giã )
Mưa thì lầy lội , Nắng bụi mịt mù “
Và Ông Bà tổ tiên ra sức dựng xây vui đắp ,và cuộc sống không ngừng tiến lên,mới ngày nào đó bỏ lại sau lưng xóm làng thân yêu , quê hương miền Bắc Nay vào Nam lập nghiệp tìm và đã tìm cho mình một cuộc sống mới ấm no ,đầy đủ , tự do, hạnh phúc hơn thì tưởng sự an cư và lập nghiệp là đã yên ổn là đã phúc bỗng “ Đoàng “ một cái ,biến cố 30 tháng 4 , đất nước giải phóng , sự yên ổn đó tưởng là Phúc giờ thành mối lo - mối lo về chính trị , về thế cuộc … thế là một cuộc “Đào tẩu “ nữa lại xảy ra (… ).
Ngày xưa chạy có 1.400 km là tưởng xa , gian nan vất vả , nhưng cuộc “đào tẩu “ này còn gian lao , vất vả hơn nhiều , không đi tàu bay ,xe như xưa mà họ đi bằng tàu thuyền và con đường thì xa không kể nổi được , nghe đâu chừng có nữa vòng trái đất và có khi phải bỏ cả tính mạng :
“ Quay đầu chẳng thấy bờ
Đi tới chẳng thấy bến “ .
Tưởng vậy là Họa nhưng lại trở thành hay (…) .
Cuộc di dân sau này góp phần rất lớn vào kinh tế Bình giã và làm cho Bình giã trở nên giàu có , sung túc ,xôm tụ lên như ngày nay tưởng thế là tốt lành ai ngờ trở thành mối họa .
“Kìa tụ tán chẳng qua là tiễn biệt,
Ngựa tái ông Họa - Phúc biết về đâu “.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bình Giã Xưa Và Nay
(…)Người Bình Giã ngày nay giàu có , nhà lầu , xe hơi …quán xá thì mỡ khắp nơi ,và có cả đống con rơi …(?), xe cộ thì chạy ầm ầm cả ngày , cả đêm , đinh cả tai , nhức cả óc .Ngày xưa chiến tranh chết chẳng mấy ai , nay tai nạn xe cộ thì vẫn chết lai rai (!?), ngày xưa yêu dấu ,ngày này không thấy dấu yêu mà ra đường thấy toàn dấu …máu với dấu vết (?) , ngày xưa Đức tin (Thà mất Nước ,mất mạng chứ không chịu Mất Chúa , Dân gốc Vinh mà – Nổi Loạn thì đi trước , đầu hàng đi sau ), ngày nay Đức - Đứt Dây (Vẫn Tin Chúa , nhưng xác tín với Chúa thì được mấy ai ? ) .
Ngày xưa không khí ”Trong lành “, ngày nay không khí “Tanh bành “, ngày xưa “ Nước mát ” , ngày nay “Nước nát” ( Hầm , hố do nạn chăn nuôi …Gây nên ôm nhiễm không khí và môi trường ) .
Ngày xưa mở mắt ra là lo đi làm , ngày nay mở mắt ra là có kẻ lo đi nhậu rùi ,lớn nhậu theo kiểu lớn , nhỏ theo kiểu nhỏ , đủ thứ lộn luôn .
-Xưa : “ Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện “
-Nay : “ Nhàn Cư Vi Sinh Bất Thiện ”
Ngày xưa nhiều nhà Bà này có con lai ( Đen , trắng , Đỏ , Hồng có đủ cả ) ,Ông kia đi “Tù …và “ về ( Cải tạo về ), người ta mỉa mai là nhà “Vô phúc” , sau nay thời thế đổi thay , hết Hát Ô ( Diện HO ) rồi hát Ôm (Không Phải hát Karaoke Ôm đây nha ) , Hết con lai (Diện Con Lai ) đến Con lãi ( Không phải Giun Sán đâu nha ) Họ “ Đào “ quên “Chuồn” í lộn là Đi hết cả gia đình qua American , người khác lại bảo nhà họ “Có Phúc “.
Thiệt là …"Trong thiên hạ có cái phúc không tưởng được thế mà may được thế; cũng có cái họa không ngờ đến thế mà xảy ra thế" .
Bởi vậy :
“Thời Thế , Thế Thời Cũng Là Thế
Thời Thế , Thế Thời Cũng Là Thế Thôi “
Đây đúng là : Tái Ông Thất Mã , An Tri Họa Phúc .
Đoạn Kết
Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa , Trong cái phúc thường khi có cái họa; trong cái họa lại có cái phúc. Cổ ngữ cũng có câu: "Họa tùng phúc sở ỷ, phúc tùng họa sở phục". , sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái hậu quả của nó ,hai điều Họa - Phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần.
Việc trên đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may ( nói toạt móng heo , móng lợn ra là Hên – Xui ), nên phải luôn biết giữ cho mình được sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm để không bị mất thăng bằng trong cuộc sống . đôi lúc cũng phải biết “Quẳng gách lo đi mà vui sống “ , âu cũng là một “ Nghệ Thuật “ của cuộc sống .
“Sống trên đời cần một lòng nhân
Để làm gì ai có biết không ?
Chỉ để cho gió nó cuốn đi “
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét