Chị Nguyễn Thị Ánh (số 2A, phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội) có 2 con cùng độ tuổi đi học nên năm nào hai vợ chồng cũng phải phân công nhau đi họp phụ huynh. Vì gần như năm nào cuộc họp của hai cháu cũng trùng thời gian.
"Bao giờ mình cũng nhận đi họp cho con bé vì nhiều vấn đề cần nhớ hơn, để bố cháu đi họp lần nào về hỏi ông ấy cũng ù ù cạc cạc, chỉ nhớ mỗi khoản phải đóng bao nhiêu tiền, chứ đóng vì khoản gì thì chịu không nhớ".
Chị Nguyễn Thị Xuân (phòng 108, B3, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) do công việc bận nên thường nhờ ông bà ngoại đi họp thay cho con. "Cháu học mẫu giáo có vấn đề gì nhiều đâu, đi họp chỉ cốt đóng góp tiền đầu năm cho kịp thời thôi".
Chị Nguyễn Thị Xuân (phòng 108, B3, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội) do công việc bận nên thường nhờ ông bà ngoại đi họp thay cho con. "Cháu học mẫu giáo có vấn đề gì nhiều đâu, đi họp chỉ cốt đóng góp tiền đầu năm cho kịp thời thôi".
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, phần lớn thời gian các cô giáo sẽ trao đổi với cha mẹ học sinh những vấn đề mà trẻ gặp phải trong thời gian đầu trẻ bước vào năm học mới. |
Ông Nguyễn Hùng, phụ huynh cháu Nguyễn Hồng Phúc, lớp 4A3 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TPHCM cho biết: Cứ đầu năm là họp phụ huynh mà chẳng có gì mới. Chốt lại là đóng tiền, có vậy thôi nhưng phụ huynh cháu nào không đi nghe thì cũng phiền đấy. Vì nếu phụ huynh không dự họp khi có phong trào văn nghệ trong lớp hoặc giờ sinh hoạt cô giáo sẽ nhắc lại, cứ nhiều lần như vậy khiến các cháu sợ và nhút nhát hơn các bạn mình. Có lần tôi đi công tác, người nhà có việc không dự họp đầu năm được vậy mà bị cô giáo phê bình con bé ngay hôm sau, về nhà con bé khóc nức nở.
Thay đổi hình thức họp phụ huynh
Cô Lê Kim Dung, giáo viên dạy giỏi trường Mẫu giáo Việt Triều (Hà Nội) lại cho rằng, mục đích cuộc họp phụ huynh không "chỉ cốt đóng góp tiền đầu năm học". Bởi trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, phần lớn thời gian các cô giáo sẽ trao đổi với cha mẹ học sinh những vấn đề mà trẻ gặp phải trong thời gian đầu trẻ bước vào năm học mới.
Thay đổi hình thức họp phụ huynh
Cô Lê Kim Dung, giáo viên dạy giỏi trường Mẫu giáo Việt Triều (Hà Nội) lại cho rằng, mục đích cuộc họp phụ huynh không "chỉ cốt đóng góp tiền đầu năm học". Bởi trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, phần lớn thời gian các cô giáo sẽ trao đổi với cha mẹ học sinh những vấn đề mà trẻ gặp phải trong thời gian đầu trẻ bước vào năm học mới.
Giáo viên sẽ nhận xét đối với từng trẻ có biểu hiện đặc biệt về ăn uống hay tính cách để cha mẹ cùng biết và cùng cô giáo điều chỉnh trẻ theo hướng tích cực. Có những vấn đề, giáo viên cần trao đổi trực tiếp, thẳng thắn để phụ huynh cùng phối hợp giáo dục trẻ như ở lớp cô dạy các con tự làm những việc như đi giày dép, tự xúc ăn thì cô giáo yêu cầu ở nhà, cha mẹ cũng để các con tự làm những việc tương tự, không nên phá vỡ nề nếp cô giáo xây dựng cho trẻ ở trường.
Thầy Phạm Trung Hiếu, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D, trường THPT Hà Nội cũng cho rằng, cuộc họp phụ huynh đầu năm thể hiện sự gắn kết giữagia đình và nhà trường. Những gia đình quan tâm đến trẻ và việc học của trẻ thì sẽ thể hiện rõ trong cuộc họp đầu năm. Với cấp học dưới như mầm non và tiểu học, cuộc họp phụ huynh đầu năm càng quan trọng vì mỗi lớp học là một thầy cô chủ nhiệm khác nhau. Nếu phụ huynh không tham gia cuộc họp đầu năm sẽ không biết thầy cô của con là ai. Còn đối với cấp học từ THCS, THPT, cuộc họp này mang tính tổng quát cho suốt quá trình 1 năm học của trẻ mà không phải lúc nào phụ huynh và giáo viên cũng có thời gian để trao đổi với nhau.
Chị Nguyễn Thanh Bình (số 159 phố Pháo Đài Láng, Hà Nội) có hai con cùng độ tuổi đi học cũng thừa nhận, cuộc họp phụ huynh đầu năm chính là dịp để mình giao tiếp lần đầu tiên với thầy cô. Tuy nhiên, nên thay đổi hình thức họp phụ huynh, tăng thời gian để phụ huynh và giáo viên trao đổi nhiều hơn, tránh tâm lý của nhiều người là đi họp chỉ để đóng tiền.
Dung Quỳnh
Thầy Phạm Trung Hiếu, giáo viên chủ nhiệm lớp 12D, trường THPT Hà Nội cũng cho rằng, cuộc họp phụ huynh đầu năm thể hiện sự gắn kết giữagia đình và nhà trường. Những gia đình quan tâm đến trẻ và việc học của trẻ thì sẽ thể hiện rõ trong cuộc họp đầu năm. Với cấp học dưới như mầm non và tiểu học, cuộc họp phụ huynh đầu năm càng quan trọng vì mỗi lớp học là một thầy cô chủ nhiệm khác nhau. Nếu phụ huynh không tham gia cuộc họp đầu năm sẽ không biết thầy cô của con là ai. Còn đối với cấp học từ THCS, THPT, cuộc họp này mang tính tổng quát cho suốt quá trình 1 năm học của trẻ mà không phải lúc nào phụ huynh và giáo viên cũng có thời gian để trao đổi với nhau.
Chị Nguyễn Thanh Bình (số 159 phố Pháo Đài Láng, Hà Nội) có hai con cùng độ tuổi đi học cũng thừa nhận, cuộc họp phụ huynh đầu năm chính là dịp để mình giao tiếp lần đầu tiên với thầy cô. Tuy nhiên, nên thay đổi hình thức họp phụ huynh, tăng thời gian để phụ huynh và giáo viên trao đổi nhiều hơn, tránh tâm lý của nhiều người là đi họp chỉ để đóng tiền.
Dung Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét