HỒI ỨC VỀ CÔNG ĐỒNG VATICAN II
Cách đây 50 năm, một biến cố quan trọng mang lại dấu tích thay đổi toàn diện bộ mặt Giáo hội để phù hợp với thời đại. Đó là công đồng Vatican II đại hết, do Đức Thánh Cha Gioan 23 triệu tập. Công đồng chính thức khai mạc sau thánh lễ long trọng gồm 2.386 Nghị phụ đến từ 136 Quốc Gia; 487 chuyên viên thần học để cố vấn cho các Giám mục; 79 vị đại diện các quốc gia tham dự; hơn 100 quan sát viên của các Giáo hội khác. Tổng thống Kenedy và Thủ tướng CHLB Đức cũng đã gửi thư chúc mừng.
Ðể ý thức được công trình vĩ đại của Công Ðồng, chúng ta cũng lược nhìn qua vài con số tiêu biểu nhất.
Trước hết, chúng ta nói đến các cuộc bỏ phiếu. Có tất cả 538 cuộc bỏ phiếu toàn phần hay từng phần: 33 lần được tổ chức ở kỳ họp đầu tiên, 94 lần ở kỳ họp thứ hai, 150 lần ở kỳ họp thứ ba với 261 lần ở kỳ họp cuối cùng.
Ủy Ban ấn loát của Tòa Thánh phải làm việc ngày đêm. Ở giai đoạn tiền chuẩn bị, họ đã phát hành 19 quyển sách với mỗi quyển gồm 2.000 bản. Tổng cộng các lần phát hành các lược đồ, câu hỏi thăm dò, các bản tường trình, các đề nghị tu chỉnh v.v.. mỗi thứ 3.000 bản, lên tới 40 triệu trang. Ngoài ra có khoảng 16 triệu trang khác được in cho các Nghị Phụ sử dụng. Tổng cộng: 150 tấn giấy in. Ðài phát thanh Vaticanô cũng đã làm việc ngày đêm liên tục để thâu băng các phiên họp của Công Ðồng, để hoàn tất các chuyên viên đài đã tiêu thụ tới 712 cuốn băng, dài 284.000 mét.
Tổng chi phí cho Công đồng Vatican II, nếu tính cả chi phí của giai đoạn chuẩn bị là vào khoảng từ 30 đến 40 triệu Euros (theo trị giá hiện nay).
Nghị hội chính thức từ 02-02-1962 tới 08-12-1965 gồm 4 khóa:
1961, Tiền hội nghị khoáng đại với ý nghĩa Hiệp Nhất Ki-tô giáo.
1963, biểu quyết văn kiện về: Hiến Chế Phụng Vụ
Dùng tiếng bản địa trong kinh lễ để cộng đoàn dễ hiệp thông trong mọi nghi lễ và kinh nguyện.
Trong tháng 4-1963, trước khi qua đời, Ngài đã công bố một Tông thư quan trọng: Pacem in Terris (Hòa Bình Trên Trái Đất)
Tiếp nối Ngài là Đức Thánh Cha Phaolô VI được các Hồng y bầu cử thay thế
1964. Đức thánh Cha Phaolô VI cùng 21 Nghị phụ đồng tế chung một bàn thờ với ý nghĩa liên đơí, hợp nhất, huynh đệ và đại kết với Giáo hội Đông Phương.
Đức Thánh Cha ban bố tông huấn cùng các Nghị phụ Chính Thống sau 900 năm lên án và tuyệt thông giữa Rô-ma và Chính Thống. Ngài ôm hôn Đức Thượng Phụ để tỏ tình anh em.
Ngày 08-12-1965, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Thánh Cha Phaolô VI tuyên bố kết thúc Công đồng Vatican II trong thánh lễ gồm có 2.400 Nghị phụ và 80 đại diện Quốc Gia tham dự.
Phần trên đây là “dấu ấn ghi nhớ” người viết ghi chú được xin viết lên như một kỷ niệm đặc biệt quan trọng trong đời một Ki-tô hữu vì đã may mắn nhờ Ơn Trên soi sáng, người viết được Cha Sở và Hội đồng Giáo xứ yêu cầu phụ trách phần phụ ca hát của ca đoàn và phần phụng vụ cho Giáo xứ Vinh Châu trong thời gian 20 năm kể từ năm 1955-1975, Giáo xứ khi đó gồm 6 ngàn giáo dân Nghệ Tĩnh, địa phận Vinh Miền Bắc bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mã, Tổ Tiên, di cư vào Nam để làm lại cuộc sống mới từ con số không tại vùng đất hoang sơ Bình Giả này.
Những ngày đầu tiên còn ở chung với nhau trong những căn lều bằng vải bạt, hằng ngày đang phải ăn nhờ trợ cấp của các ân nhân trong và ngoài nước. Biết tới sự kiện này xin bà con Vinh Châu nói riêng và Bình Giả nói chung thắp nén hương, cầu nguyện cho những nhân vật đã làm ơn cho chúng ta để có ngày hôm nay.
Trong thời gian “hoang sơ”, tại Giáo xứ cơ sở chưa có gì nhưng đã thành lập được ngay một ca đoàn, người viết khó quên những tên tuổi các cô thiếu nữ di cư lúc bấy giờ đã tham gia như các cô Nhiên (bà Hân), Hiệu (Thu), Phương (Khải), Hiệp (Điều), Phượng (Hường) v.v.. và tiếp theo là hàng trăm ca viên cho tới 1975. Bây giờ họ đã trở thành bà cố , bà ngoại, bà nội.
Trước ngày lễ Chúa Ki-Tô Vua cuối năm phụng vụ sau đó là tới Mùa Vọng năm 1965 Giáo xứ nhận được thông báo của Đức Cha Địa phận Xuân Lộc kể từ nay, trong các nghi lễ hay kinh nguyện đều phải ca hát bằng tiếng Việt Nam, thi hành nghị quyết của Công đồng Vatican II, vì từ trước đến nay trong các thánh lễ Chúa nhật hay trọng thể, ca đoàn hát bằng tiếng La-tinh: Kyrie (kinh Thương xót), Gloria (kinh Vinh danh), Credo in Unum Deum (kinh Tin kính) v.v.. Vì thế cộng đoàn rất khó thông công và hiểu biết ý nghĩa của các nghi thức phụng vụ. Do yêu cầu của Cha Sở lễ Noel năm này ca đoàn phải hát những bài hát bằng tiếng Việt.
Nhờ sự cộng tác của hai thầy: Đinh Hùng Tâm và Hoàng Thiện chúng tôi quyết định chọn những bài hai, 3 hay 4 bè của các nhạc sĩ như cha Đạt với bài Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời; Vinh Danh Chúa Ba Ngôi (cha Ngô Duy Linh); Đêm Đông Hội nhạc Thiên Quốc (Hải Linh); Nửa Đêm Lớp Người -Đêm Sương Tuyết - Đêm Thánh - ADESTE FIDELES …
Lúc bấy giờ phương tiện âm thanh còn rất hạn chế, người viết phải nhờ thầy Bính ở dòng Chúa Cứu Thế (một cây Armonium) nổi tiếng để giúp ca đoàn trình diễn thánh ca Giáng sinh bằng tiếng mẹ đẻ trước thánh lễ nửa đêm rất tuyệt vời, theo nhận xét của các thầy: ca đoàn hát không kém … ca đoàn Phanxicô.
Vô cùng thánh thiện và dễ thương vì các cô thiếu nữ chân quê dù không học một chữ La-tinh nhưng hát La-tinh rất giỏi và chuẩn, không sai một tiếng gió, khâm phục, khâm phục.
Vài dòng nhớ lại. Xin tạ ơn Chúa và Giáo hội!
Phêrô Nguyễn Đức Hiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét