Bài Ðọc I: St 9, 8-15
"Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Nôe sau khi ông này được cứu khỏi nướt lụt".
Trích sách Sáng Thế.
Ðây Thiên Chúa phán cùng ông Nôe và con cái ông rằng: "Ðây Ta ký kết giao ước của Ta với các ngươi và con cháu các ngươi, với tất cả sinh vật đang sống với các ngươi, như chim chóc, gia súc, tất cả những thú vật đang sống trên mặt đất với các ngươi, những gì ra khỏi tàu và toàn thể thú vật trên mặt đất. Ta ký kết giao ước của Ta với các ngươi: nước lụt không còn tiêu diệt mọi loài nữa, cũng không khi nào còn lụt tàn phá trái đất nữa". Và Thiên Chúa phán: "Ðây là dấu chỉ giao ước ký kết giữa Ta với các ngươi, và tất cả sinh vật đang ở với các ngươi và sau này mãi mãi. Ta sẽ đặt trên trời một cái mống, và nó sẽ là dấu chỉ giao ước giữa Ta với trái đất. Khi Ta quy tụ mây lại trên trời, mống sẽ xuất hiện trên mây, và Ta sẽ nhớ lại giao ước đã ký kết giữa Ta với các ngươi và mọi sinh vật, và không khi nào nước lụt tiêu diệt mọi loài như thế nữa!"
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Ðáp: Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa (x. c. 10).
Xướng: 1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con. - Ðáp.
2) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. - Ðáp.
3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Pr 3, 18-22
"Hiện giờ phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em giống như thể thức ấy".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, Chúa Kitô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Ðấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại. Với Thần Linh, Người đã đến rao giảng cho những tâm hồn bị giam cầm, cho những kẻ xưa kia có lúc không tin, đang khi lòng nhân từ Chúa còn khoan giãn lúc ông Nôe đóng tầu, nhờ đó một số ít người, gồm tất cả tám người, được cứu khỏi nước lụt. Và hiện giờ, phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em cũng giống như thể thức ấy, vì phép ấy không phải chỉ rửa sạch thân xác, mà đó là lời cầu xin Thiên Chúa ban cho một lương tâm ngay thẳng, nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Ðấng ngự bên hữu Thiên Chúa, sau khi về trời, đã bắt các thiên thần, các quyền thần và các đạo binh suy phục Người.
Ðó là lời Chúa.
Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 4,4b
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Phúc Âm: Mc 1, 12-15
"Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người.
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: "Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Thiên Chúa phán: “Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa. Cây cung sẽ ở trong mây. Ta sẽ nhìn nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm ở trên mặt đất." Thiên Chúa phán với ông Nôê: "Đó là dấu của giao ước Ta đã lập giữa Ta với mọi xác phàm ở trên mặt đất” ( St 9, 12 – 17 )., Qua giao ước đó, Thiên Chúa không bao giờ tái lập lại hình phạt với nhân loại, dẫu rằng dân Do Thái đại diện cho nhân lọai luôn luôn xúc phạm, vô ơn với Thiên Chúa, rất nhiều lần và bằng nhiều cách Thiên Chúa răn dạy nhưng không hề xảy ra như thời ông Nôê và như thời ông Apraham, Ngài thương, tha thứ và luôn cứu nguy con cái của Ngài như: Hành trình 40 năm trong sa mạc thời ngôn sứ Môsê, thời các Vua, Thủ Lãnh và như dân thành Ninivê thời ngôn sứ Giôna., Cuối cùng, Ngài đã thương, tha thứ và cứu nhân loại bằng việc hiến chính Con yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô, qua việc Đức Giêsu Kitô xuống trần mặc lấy thân phận yếu đuối của nhân loại, Ngài sống như một phàm nhân nhưng không hề phạm tội ( Pl 2, 6 – 7 ), Ngài đã ký kết một giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa tối cao và nhân loại thấp hèn bằng cái chết trên thập tự giá, đem lại cho nhân loại niềm hy vọng sống lại và sống viên mãn qua việc Ngài phục sinh vinh hiển và lên Trời., Tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại cao vời và trọn vẹn, để rồi chính thánh sử Gioan đã phải minh định một cách mạnh mẽ: “Thiên Chúa là tình yêu” ( Ga 4, 8 ). hãy ăn năn sống lại lời giao ước với Chúa và hãy tin cậy vào Chúa.
Chúng ta thấy, Thiên Chúa đã muốn cho con người tham dự vào sự sống của Người. Giao ước của Người với dân Israel là khởi đầu cho việc thực hiện chương trình đó. Israel được mời gọi sống thông hiệp với Yavê Thiên Chúa. Việc Môsê cử hành giao ước đã khắc ghi vào lòng dân ý muốn của Thiên Chúa. Việc cử hành này được thực hiện bằng việc rẩy máu. Môsê sát tế súc vật và giữ lại máu chúng. Ông lấy máu rẩy trên bàn thờ và trên dân chúng. Việc rẩy máu trên bàn thờ và trên dân rất có ý nghĩa, bởi vì máu chính là sự sống. Máu này thiết lập giữa Thiên Chúa và Israel mối liên kết của một cuộc sống chung. Đó không có gì là ma thuật, nhưng là một biểu thị cụ thể thế nào là giao ước, thế nào là chung sống với nhau.
Khi thời gian đã tới, Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể, Bí tích của Thân Mình bị trao nộp, và của Máu đổ ra làm nên Giao Ước Mới. Việc rước Mình và Máu Thánh Chúa Kitô thực hiện nơi chúng ta sự thông hiệp với Thiên Chúa, cho chúng ta được sống kết hiệp với Người. Chính vì thế mà Thánh Thểå là hy tế của Giao Ước Mới. Nhờ Thánh Thể, chúng ta nhận được sự sống Thần Linh của Chúa Kitô, chúng ta được tháp nhập vào Thân Thể mầu nhiệm của Người.
theo gương Chúa Giê-su và trong sự hiệp nhất với Ngài, đức tin Ki-tô giáo cũng bao hàm một cuộc chiến đấu “chống lại những kẻ thống trị trần thế đen tối này” (Ep 6,12), trong đó ma quỷ đang hoạt động không mệt mỏi, kể cả ngày nay, trong việc cám dỗ người muốn đến gần Chúa: Chúa Ki-tô đã chiến thắng cám dỗ để mang lại hy vọng cho tâm hồn chúng ta và hướng dẫn chúng ta chiến thắng những quyến rũ của sự ác.” Chúng ta hãy bước vào Mùa Chay với ý thức về thân phận giòn mỏng của mình và về cuộc chiến liên lỷ mà mỗi người phải chiến thắng với sức mạnh của Chúa Giê-su Ki-tô., Một phương thế đạt hạnh phúc: đó là sống theo đường lối, theo thánh ý Chúa , tin tưởng cậy trông vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa., Lục Ðại Hồng Thủy 40 đêm ngày thời Noe . Sau cơn tàn phá, mà chỉ một mình ông và một số ít người theo ông được cứu thoát, Thiên Chúa đã ký kết với ông một Giao ước ân tình: từ nay Người sẽ không bao giờ còn tàn phá mặt đất nữa. Từ đây bắt đầu một giai đoạn mới với một lớp người biết đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa. Biểu hiệu cho Giao ước này là một cầu vòng hình cánh cung đặt ngang trời. Mỗi khi nhìn thấy nó là Thiên Chúa nhớ lại tình thương vô điều kiện của Người đối với nhân loại: từ nay Người giao hòa cùng vạn vật, gác cung lên, không còn dùng đến nữa và bảo toàn sinh mạng cho muôn loài., Chúa chịu phép rửa. Chính khi vừa ở bờ sống thanh tẩy lên, Ðức Kitô đã được Chúa Cha tuyên phong là Con rất yêu dấu và được Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu xuống trên mình. Chính khi ấy, Người cũng đã được Thánh Thần hướng dẫn vào sa mạc. ở đó 40 đêm ngày. Ở bờ sống thanh tẩy lên, Ðức Kitô như nhân loại trong ngày ra khỏi tàu Noe. Ðúng hơn nữa, Ngài như toàn thể Dân Chúa ra khỏi dòng Biển Ðỏ. Ngài cô đọng, tập trung ở nơi mình, tất cả Dân Chúa được cứu vớt và giải thoát, Quả vậy, thay vì chiều theo những lời dụ dỗ mê hoặc của Satan (Mt 4,3-11; Lc 4,3-14), Ðức Kitô đã dùng lời Kinh Thánh mà khước từ mạnh mẽ. Cuối cùng Satan đã rút lui và Người đã chiến thắng. Sức mạnh làm cho Người chiến thắng là chính lời Kinh Thánh và thái độ cương quyết đứng về phía Thiên Chúa., Là tín hữu, chúng ta cũng có thể chiến thắng như Ðức Kitô, nếu biết chọn đứng về phía Thiên Chúa và lắng nghe lời Người và để Người hướng dẫn đời ta., Vì thế, có thể nói chiến thắng của Ðức Kitô cũng là chiến thắng của chúng ta. Cuộc chiến đấu của Người đã chứng tỏ: con người có thể thắng những chước mê hoặc của Satan, nếu dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa., Cũng như Ðức Kitô, ta không chấp nhận dùng Thiên Chúa như một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu thế tục; hoặc như một sức mạnh ma thuật để làm những việc phi thường; hay qụy lụy Satan để được làm chúa thiên hạ (Mt 4,3-10). Chính Thiên Chúa mới là chủ tể vũ trụ và Người điều khiển lịch sử loài người., Ma quỷ luôn cám dỗ con người mắc vào cái bả vinh hoa phú quý, để tôn thờ tiền bạc, tôn thờ những kẻ có tiền có quyền và gạt bỏ Chúa ra khỏi đời sống., Ma qủi đã cám dỗ Chúa về ăn miếng ăn, về cái tôi, về sự giàu sang phú quý. Nhưng Chúa đã thắng vượt tất cả những cơn cám dỗ đó bằng việc ăn chay và cầu nguyện. để thắng vượt tất cả những cám dỗ ngon ngọt của ma quỷ. Không tôn thờ cái bụng, lấy miếng ăn làm trọng. Không tôn thờ cái tôi, để bắt người khác hầu hạ mình, mà luôn qui hướng cuộc sống chúng ta theo thánh ý Chúa, giải thoát chúng ta khỏi tính ích kỷ, vượt thắng bản năng muốn thống trị người khác và cởi mở đối với tình thương của Chúa Kitô. Không tôn thờ tiền bạc và cái bả vinh hoa phú quý, để rồi khinh bỉ anh em và gạt bỏ Chúa ra khỏi đời sống.
Cũng tên cám dỗ, giờ đây được gọi đích danh “Satan”, đã từng lẻn vào địa đàng bằng hình thù con rắn với những lời hoa mỹ cám dỗ, nay lại xuất hiện nơi hoang địa, nơi mà Thiên Chúa làm người đang tĩnh tâm, chay tịnh và cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ. Lại cũng chỉ bằng một đòn xưa đã đánh vào Nguyên tổ loài người, nay thật cả gan, tìm cách đánh, không chỉ là “người”, mà lại là Thiên Chúa làm người, đánh vào Đấng Cứu Chuộc cả loài người, cứu chuộc cả Nguyên tổ.
- Ađam cũ đã ngã nhào hết sức thảm bại, đã làm vuột mất vào tay Satan tất cả quyền thống trị và bá chủ vũ trụ. Ađam mới đã trả lại hoàn toàn, không chỉ những gì đã đánh mất mà còn xinh đẹp hơn, bền vững hơn, và luôn đưa vũ trụ hướng về vĩnh cửu có trọn gia sản của Thiên Chúa là chính Đấng Cứu Chuộc mình.
- Ađam cũ đã làm cho địa đàng đầy ánh sáng lâm vào bóng tối. Ađam mới đưa thế giới và cuộc sống bị bóng tối tội lỗi làm hư hoại, bước ra ánh sáng.
- Với một đòn quyết định của Satan, sự phong nhiêu của vạn vật và niềm hạnh phúc không gì bằng của loài người nơi địa đàng, ngay lập tức bị thay thế bằng nhục nhã, cay đắng triền miên. Nhưng Chúa Giêsu đã chiến thắng cạm bẫy của Satan. Người trao cho chúng ta quyền hy vọng và hạnh phúc chiến thắng, để chúng ta đời đời giương cao ngọn cờ cứu độ mà bước vào vinh quang phục sinh với Người.
Satan kẻ là đầu mối mọi sự dữ, gây nên bao nhiêu cuộc sa ngã, gây nên quá nhiều đổ vỡ, nay đã bị tước quyền thống trị. Chiến thắng của Chúa Giêsu mà chúng ta tham dự vào bảo đảm rằng, từ nay, chúng ta đã được giải phóng, đã vượt thoát vòng cương tỏa của Satan. Từ nay, chúng ta được Chúa của mình dẫn vào hạnh phúc vĩnh cửu đã chuẩn bị cho chúng ta từ đời đời. Sẽ trọn vẹn và mãi mãi thuộc về chúng ta.
Quay về với bản thân mỗi người, chắc chắn ai cũng thừa kinh nghiệm về những lần bị cám dỗ. Cám dỗ đến từ ma quỷ. Cám dỗ đến từ gương mù, gương xấu chung quanh. Cám dỗ đến từ khuynh hướng xấu, từ sự dung túng cho điều xấu của bản thân. Cám dỗ nào cũng gợi lên khoái trá, hấp dẫn. Nhưng thật nghiệt ngã, cám dỗ nào cũng tiềm ẩn những nguy nan, bất trắc. Giống Nguyên tổ xưa, không ít lần, cám dỗ đã làm ta thất bại. Sa ngã là điều có thật trong đời mỗi người. Sa ngã đẩy ta chìm vào nỗi bất an, chìm vào khiếm khuyết lầm lỗi, gây nên không biết bao nhiêu đau thương, chán nản…
Nhưng chúng ta còn có Đấng Cứu Chuộc mình. Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta. Người chia sẻ phận người với chúng ta. Người hiểu chúng ta trong từng cơn cám dỗ, vì Người đã chấp nhận chịu cám dỗ vì chúng ta. Chính trong cơn cám dỗ của mình, Chúa Giêsu trở nên vừa gần gũi, vừa soi ánh sáng vào đời ta để ta nhìn lên Người, cậy dựa vào Người mà chiến thắng cám dỗ xảy ra cho mình.
Chúng ta hãy tin vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình mà vững vàng trong mọi cám dỗ, thử thách. Hãy tin thật chắc chắn rằng, Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Một khi Thiên Chúa đã hiến dâng Con Một mình cho chúng ta, thì không còn lý do nào để Thiên Chúa cách xa chúng ta, miễn là chúng ta chấp nhận đến gần Thiên Chúa. Chính trong Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, mà chúng ta có tất cả. Thánh Phaolô đã nhận ra điều đó và vui mừng reo lên: “Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy, cũng như vì một gười duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người bị liệt vào hàng tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ được kể là công chính” (Rm 5, 18-19).
Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa Ngôi Ba, Đấng luôn có mặt và cùng hành động trong công trình tạo dựng của Chúa Cha và trong chiến thắng ma quỷ của Chúa Giê-su Ki-tô.
Qua ba bài Sách Thánh hôm nay, giáo huấn hay sứ điệp của Lời Chúa là vững tin vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa Cha, vào sự chiến thắng ma quỷ của Thiên Chúa Con (là Đức Giê-su), chúng ta chiến đấu kiên cường và chiến thắng tất cả mọi cám dỗ của ma quỷ, thế gian và xác thịt nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần
Tình yêu Thiên Chúa ở nơi ta có thể bị thử thách. Và rõ rệt tất cả loài người đã sa ngã, đã phạm tội. Adong đã phạm tội; con cháu Noe cũng vậy; dân Chúa ngày xưa cũng thế. Trong Cựu Ước, xem ra chỉ có một người không sa ngã. Nói đúng hơn chỉ có câu truyện một người bị cám dỗ mà vẫn không sa ngã, để làm gương cho ta: đó là truyện ông Yob, một truyện được xây dựng có mục đích răn bảo, nên không cần đặt vấn đề có hay không. Nhưng điều mà sách Yob gợi lên, đề cao sự trung thành với Thiên Chúa qua bất cứ gian nan thử thách nào, điều đó đã được thực hiện nơi Ðức Kitô. Ở trong sa mạc, Ngài bị Satan cám dỗ, nhưng Ngài đã lướt thắng một cách bình an chân thật, báo trước việc Ngài sẽ đi qua con đường thập giá đau thương mà cuối cùng vẫn trung tín thưa cùng Chúa Cha: Con xin phó mạng sống con trong tay Cha
Bài học của chúng ta hôm nay chỉ cần ghi nhận: đang sống trong Nước Trời, chúng ta phải cẩn thận kẻo mất tình nghĩa thân mật với Chúa. Và nếu mất là rơi vào số phận của Adong, của con cái Noe, của dân Israel ngày trước. Mọi hạng người ấy đã không giữ giao ước, đã không giữ Lời Chúa, đã nghe theo một tiếng nói xúi giục ngược với Lời Chúa dạy. Ngày nay và hằng ngày, không có những tiếng xúi giục, cám dỗ như thế sao? Ðừng tưởng chỉ có tiếng nói bên ngoài. Tiếng của Satan sẽ có thể nói lên ở ngay trong tâm hồn ta: sống theo Phúc Âm làm sao được? Như vậy sẽ thiệt thòi quá! Sống như người ta, làm như thế gian, dễ biết bao, lợi biết mấy! Nhưng nghe theo những tiếng xúi giục như vậy là phản bội giao ước, là từ bỏ Lời Chúa, là lựa chọn không đi với Chúa nữa.
lời Đức Giê-su trong Tin Mừng hôm nay: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”: Ăn năn sám hối là “cải thiện đời sống”, là “cải tà qui chánh”. Nghĩa là nhìn nhận những gì không tốt đẹp, xấu xa trong đời sống của mình và quyết tâm từ bỏ. Nói cách khác: Sám hối là nhìn nhận thân phận tội nhân của mình và thực lòng hoán cải, bằng cách làm những việc tốt ngược lại thói xấu của mình. Tin vào Tin Mừng là tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, Đấng được Thiên Chúa sai đến để rao giảng Tin Mừng Nước Trời, để chúng ta tin và được giải thoát khỏi ách nô lệ cho ma quỉ. Cuối cùng nhờ mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, Người đã giao hòa chúng ta với Chúa Cha và trả lại cho chúng ta sự sống đời đời.
Chúa đã yêu thương ta . Ngài chịu gian khổ để dẫn ta qua dòng nước Rửa tội. Ta đang sống trong Nước Trời và trong tình nghĩa của Ngài. Hôm nay ta còn đến đây để dự lễ, để thấy Chúa thương ta như ta vừa hiểu qua các bài đọc Sách Thánh, Chúng ta dứt khoát đứng về bên Chúa, chọn Lời Chúa làm lẽ sống, lấy tình Ngài làm hạnh phúc. Có như vậy chúng ta mới thật sự sống với Ðức Kitô trong mầu nhiệm sa mạc, trong mùa Chay 40 ngày mà ta đang cử hành., Chúng ta hãy cương quyết đứng lên tuyên xưng đức tin của mình để suốt đời trung tín với Phúc Âm, với Giáo Hội, với tình yêu thương của Chúa.
"Vì ta, Chúa Yêsu đã chịu chết; vì ta, Người đã nhập thể". Thật vậy, khi Con Thiên Chúa mặc lấy xác phàm, thì mọi thực tại trần gian đã được liên kết mật thiết với Thiên Chúa, để Người lôi kéo tất cả lên với Người. Ðức Kitô được siêu thăng trong mầu nhiệm Phục sinh, là để siêu thăng nhân loại lên hàng con cái Thiên Chúa. Bản tính thần linh của Ðức Yêsu được biểu lộ ra trên thập giá (Yn 8,28), khi Người dùng cái chết tự nguyện để minh chứng tình yêu tột độ đối với Chúa Cha và anh em loài người. Thiên Chúa chính là tình yêu (1Yn 4,8-16), vì thế tình yêu mang tính chất thần linh mà Ðức Kitô biểu lộ trên thập giá. Ðức Kitô đã sống lại vì ta, để ở lại với ta luôn mãi (Mt 28,20). Ðặc biệt tác động của Người quy hướng về ta . Ðức Yêsu thành Nadarét mà dân chúng cũng như các môn đệ ngưỡng mộ như một vị tiên tri có uy tín (Lc 24,24) xuất hiện biểu dương Con Thiên Chúa, như Chúa Tể và như Ðấng Thiên Sai Cứu thế mang bản chất thần linh (Rm 1,3-4; Cv 2,32-36). Người là trung tâm điểm của lịch sử, là tột đỉnh của mạc khải (Hr 1,2), là nguồn phát xuất ơn cứu độ nhân trần. chính Người nuôi dưỡng ta bằng Lời Người và Thánh Thể, là "bí tích đức tin" tuyệt hảo.
Sống Niềm Tin Phục Sinh Hôm Nay
Quả thật, chúng ta đã được Chúa Cha tái sinh trong Nước Rửa tội, được ơn Chúa Thánh Thần thêm sức củng cố, và được Lời và Mình, Mát Chúa Yêsu nuôi dưỡng. Chúng ta đang hiệp thông với nhau trong Giáo hội như một dấu chỉ giữa thế giới loài người.
Có những lúc ta gặp thất bại và tủi nhục đến muốn chết, có những lúc ta bị dồn vào bước đường cùng không thể làm gì được nữa� nếu lúc đó, ta ngước mắt nhìn lên Thập giá Chúa Kitô và nhớ lại rằng: từ cơn thảm hại ấy, Thiên Chúa đã làm phát sinh ra sự sống mới và niềm hy vọng mới..., thì chính lúc đó ánh sáng Phục sinh sẽ len lỏi vào cõi lòng trống rỗng và cô quạnh của ta. Ta tưởng như đã hết rồi, nhưng thực sự, bên kia bờ giới hạn của ta, còn có Thiên Chúa, còn có tất cả. Người là Ðấng có khả năng hoàn sinh kẻ chết và gọi cái có từ cõi không (Rm 4,17). Chính lúc đó, tia sáng Phục sinh làm nổi dậy trong lòng ta niềm hy vọng, khi ta không còn gì để hy vọng nữa (Rm 4,18). Ðó là một hy vọng hoàn toàn mới mẻ, một niềm tin Phục sinh từ cõi lòng héo khô tuyệt vọng.
Có những lúc ta bị kềm kẹp trong tội lỗi và thói hư tật xấu, ta đã chết trong tâm hồn. Nhưng, khi ta quyết tâm đứng dậy, để vươn tới một đời sống thanh cao, thánh thiện hơn, thì chính lúc đó mầu nhiệm Phục sinh đang tái diễn trong ta. Tâm tình thống hối ăn năn là một ơn Phục sinh, làm cho ta sống lại trong ân sủng và thanh luyện tâm hồn ta cho sạch mọi vết nhơ.
Có những lúc ta bị vu oan, giáng họa, và bị đối xử tàn tệ; ta bị ghét, nhưng không ghét lại kẻ thù ta. Những lúc ấy, ta đang sống tinh thần Phục sinh, vì ta chứng minh cho mọi người thấy rằng: tình yêu mạnh hơn hận thù, tình yêu mạnh hơn cái chết, giống như Chúa Kitô đã yêu thương tột độ đến chịu chết và còn tha cho kẻ giết mình, nên được Thiên Chúa làm cho sống lại vinh hiển.
Có những lúc ta đối diện với những kẻ tội lỗi hoặc không cùng chia sẻ một niềm tin..., ta tưởng như họ hoàn toàn hư hỏng, hoàn toàn xa lạ. Nếu ta nghĩ được rằng: họ cũng là anh em, họ có thể thay đổi, -thế nào và lúc nào, ta không biết, vì Thiên Chúa hành động bất ngờ- thì lúc đó, ta đang sống niềm tin Phục sinh, tuyên xưng rằng Thiên Chúa có khả năng hoàn sinh kẻ đã chết - chết trong thể xác hay chết trong tâm hồn.
Con người mang trong mình một hình ảnh thần linh, nhưng lại không có khả năng sống tương xứng với hình ảnh ấy, ta phải nhìn nhận sự bất lực đó, để khỏi kiêu căng vô lối, đồng thời ý thức về định hướng cao cả của đời mình để không bao giờ thất vọng. Biến cố Phục sinh đã chứng tỏ cho ta: yếu tố thần linh có thể thắng và biến cái bất lực thành sức mạnh vô song.
Bởi đó, Tin Mừng đem lại cho ta một cái nhìn lạc quan, một thái độ sống phấn khởi và hòa đồng, vì Chúa Kitô đã sống lại, đã toàn thắng tội lỗi để ban hòa giải cho mọi người.
Tha thiết với việc kết hợp cùng Ðức Kitô Phục sinh, chúng ta có đời sống mới chúng ta xây trên nền tảng niềm tin Chúa sống lại, nên chúng ta phải chắc chắn về niềm tin này mới hy vọng xây dựng được một đời sống đạo đức vững vàng. Sự sống của chúng ta ẩn giấu với Ðức Kitô ở trong Thiên Chúa.
Ðức Kitô vừa là người vừa là Chúa. Nơi Người có cả bản tính Thiên Chúa lẫn bản tính loài người. Người là Ngôi Hai nhập thể để là người ở giữa chúng ta. Hơn nữa, Người đã mang lấy tất cả tội lỗi của loài người vào thân mình để đem theo lên cây Thánh giá; Người chịu đóng đinh thân thể và chết đi như vậy, là để tiêu diệt bản tính tội lỗi loài người của ta, để khi sống lại, Người đổi mới bản tính ấy để bây giờ nó được ở nơi vinh hiển phục sinh. Khi thánh Phaolô viết: chúng ta bây giờ được ẩn giấu với Ðức Kitô trong Thiên Chúa, là có ý muốn chúng ta hiểu rằng Ðức Kitô Phục sinh đã mang theo bản tính loài người lên ở với mình trong Thiên Chúa. Và như vậy, ai kết hợp với thân thể Ðức Kitô, thì cũng được ở với Người trong Thiên Chúa. Ðó là điểm then chốt, độc đáo của đạo ta. ở trong Ðức Kitô người ta mới gặp được Thiên Chúa, giao thiệp được với Người và làm đẹp lòng Người. Mà Ðức Kitô làm sao để mọi người mọi thời có thể kết hợp được với mình, nếu thân thể Người vẫn chỉ là một thân thể sống ở một nơi và trong một thời? Không ai có thể ở trong người nào, khi hai người đang còn sống trong xác thịt. Nhưng bây giờ thân xác Ðức Kitô đã phục sinh, đã trở thành thân thể mầu nhiệm, nên bây giờ ta đã có thể ở trong Người bằng tinh thần, chờ ngày được ở trong Người bằng cả xác thịt sống lại nữa.
Chúa Kitô khẳng định: Ai muốn thờ phượng Thiên Chúa Cha, phải ẩn náu ở trong thân thể phục sinh của Người, là đền thờ đạo mới. Và như vậy thật phải, vì chúng ta có thể nào đẹp lòng Thiên Chúa được, nếu không ở trong Con Người phục sinh của Ðức Kitô? Vì chỉ ở nơi đó mới có ơn tha tội và cứu độ. Ðồng thời, thân xác phục sinh của Ðức Kitô bảo đảm cho sự sống lại của thân xác chúng ta sau này, nếu ngay bây giờ ta đã bắt đầu sống kết hợp với Chúa Phục sinh.
Vấn đề phải đặt ra trước mắt là phải làm thế nào để kết hợp được với Ðức Kitô phục sinh, để hiện tại đời sống đạo của ta có giá trị trước mặt Chúa và để sau này thân xác chúng ta cũng được phục sinh? Chỉ có một cách là biết vượt qua như Ðức Kitô, là tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Người. Mà vượt qua có nghĩa là chế ngự xác thịt, tội lỗi và thế gian để vươn lên cùng Thiên Chúa. Lễ Phục sinh là lễ Vượt qua mới. Người dự lễ Phục sinh phải chấm dứt đời sống lầm than, tội lỗi và bắt đầu cuộc đời mới chân thành và thánh thiện. Chúng ta xem gương các môn đệ: sau khi tin Thầy đã sống lại, họ đã thay đổi như thế nào, để trở thành những con người xây dựng một nếp sống mới và một thế giới mới. Dĩ nhiên, họ đã phải chờ Thần Trí của Chúa Phục sinh nhập vào mình để trở nên những con người mới như vậy. Chúng ta cũng sẽ nhận được Thánh Thể ban Thần Trí của Ðức Kitô Phục sinh.
để đổi mới đời ta, đổi mới xã hội. hay tin Chúa , tin Lời Người và dần dần thay đổi tất cả tâm tư, nếp sống và xã hội của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét