About Me

Tin Mừng CN 14 thường niên

CN 14 THƯỜNG NIÊN


( Mt 11,25-30 )


 


Bài Tin Mừng hôm nay gồm 6 câu nằm trong phần cuối chương 11 của Tin Mừng Thánh Matheu, nói về Gioan Tẩy giả và các thành quanh biển hồ Tiberia. Trong đó đoạn 11,20-24  Chúa Giêsu quở trách 2 thành Kho-ra-din và Bết –sai –đa hai thành phố nằm quanh biển hồ này đã không chịu đón nhận giáo lý của Chúa Giêsu. Hai thành này có những cơ sở học đạo cấp cao nhưng chính tại đây lại không đón nhận Tin Mừng. Chúa so sánh 2 thành Kho-ra-din và Bết –sai –đa với hai thành Tia và Xi-đôn là hai thành dân ngoại người Phi-ni-xi  2 thành phố này thuộc vùng duyên hải có mức sống thịnh vượng. Họ từng bị các Ngôn sứ nguyền rủa (Is 23,1-12; Gr 47,4 ) Chúa cũng so sánh làng Caphacnaum nằm phía tay bắc biển hồ, với thành Xô- đôm và thành Gô-mô-ra là hai thành biểu tượng cho sự trừng phạt của Thiên Chúa vì quá ăn chơi trác tác, tội lỗi, đã bị Chúa phạt lửa thiêu đốt hai thành này ( st chương19 ). Qua đó Chúa cạnh cáo các thành quanh biển hồ đã lơ là không nghe lời Chúa thì sẽ bị xét xử nặng hơn các thành tội lỗi và  dân ngoại.


 


1-     C25- vào lúc ấy ? chi tiết này không nhắm về thời gian cho bằng ý nghĩa thần học, nối kết với đoạn 20-24, Chúa nguyền rủa các thị trấn quanh biển hồ Galilea nơi Ngài đã hoạt động tích cực nhất nhưng người người ta đã từ khước Ngài. Duy chỉ có những người bé mọn và dân ngoại đã đón nhận Ngài (Mc7,24-21 ). Liên hệ đến hôm nay thật dễ hiểu khi thấy những người ngoại đạo đơn sơ tìm đến mộ Cha Diệp ở Cà Mâu ngày càng đông và họ nhận được nhiều ơn đặc biệt; gần đây thông tin về những chị em “bầu khấn” ngoại đạo cũng được ơn sinh con! (web Hồng ân sự sống )Chúa thương họ có lẽ vì họ đơn sơ hèn mọn với đúng nghĩa của từ đó.


2-     Lạy Cha : Theo tiếng Aram Chúa Giêsu dùng là từ Abba ) nghĩa là “Cha” – là tiếng mà người Do Thái quen dùng để xưng hô trong gia đình một cách thân mật như từ “ ba, bố” của người Việt nam, nhưng Người Do Thái không bao giờ dám dùng từ này để gọi Thiên Chúa là Abba ( Cha ) Vì theo quan niệm của họ Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa là Chúa tể trời đất , là Đấng uy nghi, nghiêm khắc, hay trừng phạt, không ai được phép nhìn thấy Ngài huống chi dám gọi Ngài bằng Abba. Điều này Chúa Giêsu biểu tỏ cho thấy tương quan hiệp thông giữa Ngài với Chúa Cha. Ngài cầu nguyện với Thiên Chúa như một em bé gọi Cha một cách đơn sơ thân tình. Người DoThái tìm thấy nơi ngôn ngữ của Ngài luôn có điều mới mẻ, khác xa với với những giáo điều luật lễ của các kinh sư. Đồng thời Chúa cũng khai mở cho ta biết cách gọi Cha trên trời bằng lối xưng hô thân tình đó, để Cha không còn là một Đấng xa lạ, nghiêm khắc như thời Cựu ước, nhưng là một người Cha luôn yêu thương gần gũi, chăm sóc con cái. ( kinh Lạy Cha ). Trong (Roma 8,15 ) Thánh Phaolô cũng nhắc lại “ Thần khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó anh em kêu lên rằng Abba ( Cha ơi ), Chuyện kể có một người lính lúc nào cũng đi hành quân vội vã, anh ta cầu nguyện rất đơn giản : “ Cha ơi! Sáng nay con nhớ đến Cha – Amen”, tối đến anh ta cũng cầu nguyện : “ Cám ơn Cha! Một ngày mệt mọi cũng đã qua, con ngủ đây – Amen” có lẽ Cha trên trời sẽ lắng nghe chú lính này cầu nguyện hơn là những kinh kệ lâu dài, mà thiếu đơn sơ tin nhận Cha trên trời.


3-     Lạy Cha là Chúa tể trời đất con xin ngợi khen Cha :


- Người Do Thái khi cầu nguyện thường gọi Thiên Chúa là Chúa tể trời đất, bằng cách này Chúa Giêsu cũng gọi Cha là Chúa tệ trời đất nhưng Ngài thêm thêm vào từ Abba để cho thấy rằng Chúa tệ trời đất không còn xa lạ, mà lại gần gũi như người Cha trong gia đình, làm thay đổi cách nhìn mới về Thiên Chúa của người Do Thái. Từ nay họ không còn sợ hãi một Thiên Chúa hay trừng phạt nữa, họ đã hiểu Thiên Chúa là “Cha” rất gần gũi con cái, yêu thương con cái như trong một gia đình.


- Lời cầu nguyện tạ ơn ngắn này còn là cảm hứng từ những biến cố mới xẩy ra ( những kẻ tự làm cho lý trí mình không nhận ra mạc khải Thiên Chúa – từ nơi các thành quanh biển hồ…các luật sĩ, kinh sư…)


 


- Ngoài ra Chúa còn dạy chúng ta cách cầu nguyện, trước hết luôn cao rao ngợi ca danh Chúa ( Danh Cha cả sáng ), Hãy cao rao ngợi khen danh Cha trước khi chúng ta thân thưa, tâm sựu với ngài. Cha biết trước điều mình thầm mong, do đó không cần phải thực dụng quá trong lời nguyện xin.


 


4.                 Cha đã dấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này :


-  Dấu điều này là điều gì mà không cho biết ? điều này là điều mà người khôn ngoan thông thái không   được biết. Đó là tất cả mạc khải về chương trình cứu độ của Thiên Chúa thể hiển qua thân thế của Giêsu .


-  Những bậc tự tin rằng mình khôn ngoan thông thái học thức chuyên môn trong lãnh vực tôn giáo, những người giàu có cao sang, uy thế trong xã hội. Chính họ không đơn sơ đủ để khám phá ra những giáo lý, chân lý mới mẻ của Giêsu trái lại tìm cách bắt bẻ, gài bẫy, tố cáo Chúa Giêsu. Làm sao họ nhận ra Chúa Giêsu bằng sự khôn ngoan thông thái của họ. Ở đây Chúa không cố ý loại trừ lý trí thông thái ra khỏi niềm tin, nhưng đôi khi chính sự lý luận của lý trí che khuất niềm tin, Chúa không lên án năng lực của trí thức nhưng là sự kiêu căng của nó, Phúc Âm không ẩn náu tróng trí não nhưng trong tim người, không phải sự khôn ngoan xua đuổi Phúc âm nhưng chính lòng kiêu ngạo, không phải sự ngu dốt đón nhận Phúc âm nhưng chính lòng khiêm nhường. mặt khác cách lối mạc khải của Thiên Chúa không bằng con đường học thức lý luận cho bằng chính lòng đơn sơ khiêm nhường, thực tế cho thấy các bậc hiền triết đương thời  trong Do Thái không nằm trong danh sách các môn đệ của Chúa. Còn những kẻ “bé mọn”  là những người nghèo, người cùng đinh trong xã hội, những người tội lỗi, những kẻ bị xã hội Do Thái khinh bị. Chính những hãng người này không phải uyên thâm học thức nhưng bằng tấm lòng đơn sơ khiêm hạ họ lại sáng suốt nhận ra Thiên Chúa là Abba của họ, họ  dễ dàng đón nhận những giáo huấn của Giêsu, đón nhận Đấng cứu tinh của họ. Đôi khi cúng ta cũng nghiệm xem, hiện này mình thuộc hãng người nào, có nằm trong số những kẻ bé mọn không? Hôm nay nhiều người được ơn Chúa cách đặc biệt thường là kẻ đơn sơ, ít học vấn.


Vâng Lạy Cha vì đó là điều đẹp ý Cha (C26 ) : điều đẹp ý Cha đó chính là ý muốn của Cha, ý muốn này chính là kế hoạch cứu độ, mà những người được nhận biết trước tiên về kế hoạch này không phải là kẻ học thức, địa vị trong xã hội là những kẻ bé mọn. Ý muốn cứu độ đã được thực hiện bởi Chúa Chúa Giêsu vì thế.


5.     Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi : (27)


Mọi sự được Chúa Cha giao phó cho Chúa Giêsu đó chính là thực hiện chương trình mạc khải ơn cứu độ loài người, do đó chỉ có qua Giêsu chúng ta, kẻ bé mọn mới có thể hiểu được ơn cứu độ, hiểu được Cha trên trời và mối tương quan thân thiết giữa Thiên Chúa với loài người.


6.         Không ai biết rõ người Con trừ ra Cha và không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con và kẻ con muốn mạc khải cho


– Động từ “biết” dịch theo tiếng Hipri diễn tả mối quan hệ thâm sâu giữa hai bên, động từ


này đồng nghĩa với “yêu mến”. Biết tức là yêu mến. Nhờ  Giêsu mà chúng ta cũng được“Biết” Chúa Cha, là yêu mến Chúa Cha. Các Kinh sư tưởng mình “biết” Chúa nhưng thực ra họ chẳng biết gì cả, vì nếu biết họ đã yêu mến và không không hề ghen tương , tố cáo, và tìm cách loại trừ Giêsu, còn những kẻ bé mọn, thiếu thốn chữ nghĩa lại được“Biết” và yêu mến Chúa. Họ theo Chúa đến tận đồi Golgotha Chúng ta là ai? Kẻ bé mọn hay kẻ tưởng mình đã qúa “biết” Chúa?


7.         Tất cả những ai mang gánh nặng nề hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (C28 )


Lời mời gọi của Chúa xuất phát từ tấm lòng thương yêu đến những người “bé mọn”không phải vì họ lao đao vất vả với cuộc sống sinh nhai cho bằng việc đi tìm chân lý nhưng luôn bị cái gánh của luật lệ Do Thái đè nặng. Họ đang phải gánh 613 điều luật buộc mà các Kinh sư đã bày ra khi khi giải thích Cựu ước, họ chồng chất gánh nặng lên vai người ta nhưng chính họ lại không muốn động ngón tay vào (Mt 23,4 ).Chân lý Ngài là tình yêu, tình bác ái, đến với Ngài không phải được né tránh luật lệ nhưng chính tình yêu của Ngài đang hoàn thiện những thứ luật lệ khắt khe trở nên phục vụ cho tình yêu của con người, chẳng hạn dù là ngày Sabat vẫn phải cứu chữa con người đang lâm bệnh (Lc13, 10- 17 ; 14,5 ). Đối đãi với nhau bằng tình yêu chân thành, con người thực sự được bồi dưỡng, được trân trọng , hạnh phúc, và được nghỉ ngơi trong Chúa.


8.         Hãy mang lấy ách của ta và hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường (29)…vì ách của tôi thì êm ái, gánh của tôi thì nhẹ nhàng (C30).


Dùng từ “ách” và “gánh nặng” thật dễ hiểu với người Do Thái. Có khoảng 72 từ này được dùng rải rác trong các sách Cựu ước, đầu tiên “ách” là một thanh gỗ cong hình chữ v dùng quàng qua cổ con bò cho nó kéo những vật nặng hay xe nặng… và từ ách này được dùng để hiểu theo nghĩa bóng của những công việc nặng nhọc, bị lệ thuộc… như ách nô lệ, ách quân thù, ách đô hộ, ách thống trị…(1Mcb 8,18;  IVua 12,14 ;II Vua 8,22)


Thời Giêsu người Do Thái hay dùng từ “ách” để ám chỉ những gánh nặng nề của luật lệ (Mt 23,4 ). Chính những ách này làm dân chúng trở nên gò bó nặng nề và mệt mọi với cuộc sống hễ làm gì cũng đụng đến luật chi ly mà không giữ luật sẽ bị công kích và thẫm chí bị phạt ném đá…(Ga 8,5 ). Hiểu được tình trạng mệt mọi của luật lệ, Chúa Giêsu an ủi những kẻ “bé mọn” hãy mang “ách” của Chúa.. vì ách của Ngài sẽ êm ái và nhẹ nhàng hơn. Ách của Chúa, không phải là không đòi hỏi khắt khe nhưng ách của Chúa không bày vẻ chi ly, giáo điều phức tạp như các Kinh sư, luật sĩ , pha-ri-siêu bày ra, trái lại ách của Chúa là toàn bộ Tin Mừng mới trong đó tình yêu và bác ái làm nòng cốt cho con người,  nhất là Ngài thiết lập mối tương quan thân thiện giữa Thiên Chúa, giữa con người là Cha con, anh em với nhau, bằng tình yêu chân thành đó, người ta sẽ cảm nhận “ách “ của Chúa trở nên nhẹ nhàng hơn.


Song song với việc mang ách của Chúa còn phải học nơi Chúa tính hiền lành và khiêm nhường, vì chính sự kiêu ngạo và ăn ở ác đức làm cho con người xa lánh Thiên Chúa, xa lánh anh em và không thể là kẻ “bé mọn” để đón nhận Mạc khải ơn Cứu độ.


Sống trong hiền lành và khiêm nhường đúng nghĩa ta sẽ thấy cái “ách” và cái “gánh” cuộc đời sẽ tự nó nhẹ nhàng biết bao – “ở hiền gặp lành”./.



Chim en


 














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Support by Blog Sodiyc & Acun
Member of Kopizine and Loenpia.net