44"Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.45"Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. 46Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. 47"Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài.49Đến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, 50rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 51"Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? " Họ đáp: "Thưa hiểu." 52Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ."
Suy niệm:
Kính thưa quí ông bà anh chị em, hôm nay qua bài đọc 1, sách Các Vua quyển thứ nhất, ta được mời gọi nhìn lại những lời cầu xin trong quá khứ của chúng ta, xem thử lời cầu xin nào là hay, đẹp và hợp ý Thiên Chúa. Có lẽ, nếu suy nghỉ cho chính chắn thì từ trước đến giờ, mỗi ngày ta xin rất nhiều điều và điều nào cũng tốt đẹp theo ý muốn của ta, nhưng không chừng nó lại chẳng hài lòng Thiên Chúa; chẳng hạn, sau năm 75 người Việt Nam ta khi mới đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ, thì người ta đi lễ rất đông, cầu nguyện rất nhiều, và có lẽ ai cũng cầu xin Chúa cho mình, cho gia đình, cho con cháu có công ăn việc làm, học hành, nhà cửa và các phương tiện. Đây là lời cầu xin đẹp, chính đáng và Chúa đã ban, nhưng sau 36 năm, ta nhìn lại chính ta, gia đình, con cháu thử xem cái gì được, cái gì mất về đường thiêng thiêng, về gia đình, về tình nghĩa... Vậy thì, tắt một lời, ước nguyện trên, và bao nhiêu ước nguyện khác nữa, tuy rằng cần, chính đáng theo sự khôn ngoan của con người, nhưng chưa phải là khôn ngoan của Thiên Chúa.
Hôm nay, trong bài đọc 1, sách Các Vua quyển thứ nhất đã nói thế này: Chúa phán với vua Salomon “ Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho.” ( 1V 3,5). Quả thật, vua đã xin cho được một tâm hồn khôn ngoan để biết phân biệt lành dữ. Xin khôn ngoan, xem ra không thấy được cái giá trị tức thời như là tiền của, sắc đẹp, địa vị, thế mà, đó lại là một điều cần thiết và giá trị cho cuộc sống; ở đây ta chưa nói đến cuộc sống mai sau, mà chỉ những điều trước mắt thôi, nếu ta có sự khôn ngoan thì giúp ta tránh được biết bao nhiêu đau khổ và có khi là sự chết người nữa. Thế nên, nghĩ cho cùng, thì vấn đề xin cho được những điều tốt đẹp theo kiểu con người, mà không có sự khôn ngoan của Thiên Chúa, thì những điều ta xin đó, không chừng lại hại đến cái gì là căn bản nhất của cuộc sống; như tình yêu, hạnh phúc gia đình, và nhất là: đời sống với Chúa. Nếu mà như thế thì, đó là một sự khờ dại, thất bại lớn lao trước mặt Chúa.
Vậy thì, xin gì thì xin, ta đường quyên xin cho mình được sự khôn ngoan của Chúa. Có được sự khôn ngoan này thì ta mới luôn sống tốt, sống đẹp, sống hay với mọi người và với Thiên Chúa. Để có được sự khôn ngoan của Chúa, ta nhờ vào sự cầu nguyện, chiêm niệm và năng lãnh nhận các bí tích; còn nếu ta thờ ơ, sao lãng những điều trên thì sợ rằng, ơn khôn ngoan của Chúa không có trong ta và nếu có thì ta cũng dễ đánh mất, như trường hợp của vua Salomon, mặc dù đã được Chúa khen là khôn ngoan, thế mà cuối đời, ông đã đánh mất sự khôn ngoan, nên chi ông bị tiêm nhiễm, mê hoặc của các bà vợ, rồi chiều theo các bà, cho đưa các thần ngoại vào trong cung điện để họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ. Chúa nổi giận với vua Salomon, vì lòng ông rời xa Đức Chúa. (1V11,7-9).
Anh chị em thân mến, là những người Kitô hữu, ta hãy ao ước và xin cho được ơn khôn ngoan của Chúa, như sách Châm Ngôn nói: “ Hạnh phúc thay người được trí khôn ngoan, cũng như kẻ được tài phán đoán. Vì được khôn ngoan thì hơn được bạc, được hưởng lợi ích của khôn ngoan thì hơn được vàng. Khôn ngoan quí hơn cả trân châu, không bảo vật nào của con sánh cho nổi. Bên hữu khôn ngoan là trường thọ, bên tả là danh gía giàu sang.” ( Kn 1 13-16). Và nhất là: “biết Chúa là đầu mối của mọi sự khôn ngoan. Sáng suốt thay kẻ thực hành như vậy. Mãi đến thiên thu còn vang tiếng gợi khen Ngài.”( Tv 111,10).
Qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật này, Chúa Giêsu cũng đề cập đến hình ảnh người khôn ngoan là người đi tìm kiếm kho báu hay ngọc quí, khi đã tìm được rồi, bằng mọi cách, họ bán hết tài sản để mua lấy cho mình kho báo hay ngọc quí. Nước trời, được Thiên Chúa ví như kho báu, hay viên ngọc quí. Mỗi người hãy cố gắng tìm kiếm và khi đã tìm được rồi thì bán hết mọi tài sản để mua lấy cho bằng được.
Là người Kitô hữu, ta đã tìm được kho châu báu vô cùng, quí giá hơn muôn vàn bảo ngọc trân châu ở đời này, và ta không thể lấy bất cứ một thứ vật chất nào trong thế giới này mà sánh ví được vì, cho dẫu: “Được lời lãi cả thế gian này mà mất linh hồn nào được ích gì?” Nghĩa là không có Chúa, hay đánh mất Chúa trong cuộc đời thì mất tất cả và tất cả đều vô nghĩa, tất cả là một tấm bi kịch của sự thương đau.
Được Chúa là được tất cả, có Chúa là có tất cả. Là người Kitô hữu, ta đã được Chúa và có Chúa ngay khi ta lãnh nhận bí tích thanh tẩy, nhưng làm sao để cho Chúa lớn lên trong ta thì ta lại phải nổ lực không ngừng tìm kiếm mỗi ngày là một sự mới mẻ, hấp dẫn của Chúa. Hạt giống tốt là lời Chúa, thuở đất tốt là lòng mỗi người biết cởi mở đón nhận và ngoan ngoãn bước theo những lời chỉ dạy của Thiên Chúa. Bước và bước hoài, bước mãi cho đến hơi thở cuối cùng, cho đến nhắm mắt xuôi tay, lúc đó ta mới thôi ngưng nghỉ, lúc đó ta mới nói được: “Thế là tôi đã sống trọn kiếp người có ý nghĩa và gía trị”.
Xin Chúa luôn và mãi mãi là nguồn vui và hạnh phúc của chúng con, và cho chúng con luôn được no say tình Ngài, để chúng con luôn say mê tìm kiếm và đạt được Chúa, cho dẫu chỉ một phút cuối cuộc đời thôi thì cũng đủ làm chúng con no thoả và hạnh phúc lắm rồi. Amen.
Suy niệm:
Kính thưa quí ông bà anh chị em, hôm nay qua bài đọc 1, sách Các Vua quyển thứ nhất, ta được mời gọi nhìn lại những lời cầu xin trong quá khứ của chúng ta, xem thử lời cầu xin nào là hay, đẹp và hợp ý Thiên Chúa. Có lẽ, nếu suy nghỉ cho chính chắn thì từ trước đến giờ, mỗi ngày ta xin rất nhiều điều và điều nào cũng tốt đẹp theo ý muốn của ta, nhưng không chừng nó lại chẳng hài lòng Thiên Chúa; chẳng hạn, sau năm 75 người Việt Nam ta khi mới đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ, thì người ta đi lễ rất đông, cầu nguyện rất nhiều, và có lẽ ai cũng cầu xin Chúa cho mình, cho gia đình, cho con cháu có công ăn việc làm, học hành, nhà cửa và các phương tiện. Đây là lời cầu xin đẹp, chính đáng và Chúa đã ban, nhưng sau 36 năm, ta nhìn lại chính ta, gia đình, con cháu thử xem cái gì được, cái gì mất về đường thiêng thiêng, về gia đình, về tình nghĩa... Vậy thì, tắt một lời, ước nguyện trên, và bao nhiêu ước nguyện khác nữa, tuy rằng cần, chính đáng theo sự khôn ngoan của con người, nhưng chưa phải là khôn ngoan của Thiên Chúa.
Hôm nay, trong bài đọc 1, sách Các Vua quyển thứ nhất đã nói thế này: Chúa phán với vua Salomon “ Ngươi cứ xin đi, Ta sẽ ban cho.” ( 1V 3,5). Quả thật, vua đã xin cho được một tâm hồn khôn ngoan để biết phân biệt lành dữ. Xin khôn ngoan, xem ra không thấy được cái giá trị tức thời như là tiền của, sắc đẹp, địa vị, thế mà, đó lại là một điều cần thiết và giá trị cho cuộc sống; ở đây ta chưa nói đến cuộc sống mai sau, mà chỉ những điều trước mắt thôi, nếu ta có sự khôn ngoan thì giúp ta tránh được biết bao nhiêu đau khổ và có khi là sự chết người nữa. Thế nên, nghĩ cho cùng, thì vấn đề xin cho được những điều tốt đẹp theo kiểu con người, mà không có sự khôn ngoan của Thiên Chúa, thì những điều ta xin đó, không chừng lại hại đến cái gì là căn bản nhất của cuộc sống; như tình yêu, hạnh phúc gia đình, và nhất là: đời sống với Chúa. Nếu mà như thế thì, đó là một sự khờ dại, thất bại lớn lao trước mặt Chúa.
Vậy thì, xin gì thì xin, ta đường quyên xin cho mình được sự khôn ngoan của Chúa. Có được sự khôn ngoan này thì ta mới luôn sống tốt, sống đẹp, sống hay với mọi người và với Thiên Chúa. Để có được sự khôn ngoan của Chúa, ta nhờ vào sự cầu nguyện, chiêm niệm và năng lãnh nhận các bí tích; còn nếu ta thờ ơ, sao lãng những điều trên thì sợ rằng, ơn khôn ngoan của Chúa không có trong ta và nếu có thì ta cũng dễ đánh mất, như trường hợp của vua Salomon, mặc dù đã được Chúa khen là khôn ngoan, thế mà cuối đời, ông đã đánh mất sự khôn ngoan, nên chi ông bị tiêm nhiễm, mê hoặc của các bà vợ, rồi chiều theo các bà, cho đưa các thần ngoại vào trong cung điện để họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ. Chúa nổi giận với vua Salomon, vì lòng ông rời xa Đức Chúa. (1V11,7-9).
Anh chị em thân mến, là những người Kitô hữu, ta hãy ao ước và xin cho được ơn khôn ngoan của Chúa, như sách Châm Ngôn nói: “ Hạnh phúc thay người được trí khôn ngoan, cũng như kẻ được tài phán đoán. Vì được khôn ngoan thì hơn được bạc, được hưởng lợi ích của khôn ngoan thì hơn được vàng. Khôn ngoan quí hơn cả trân châu, không bảo vật nào của con sánh cho nổi. Bên hữu khôn ngoan là trường thọ, bên tả là danh gía giàu sang.” ( Kn 1 13-16). Và nhất là: “biết Chúa là đầu mối của mọi sự khôn ngoan. Sáng suốt thay kẻ thực hành như vậy. Mãi đến thiên thu còn vang tiếng gợi khen Ngài.”( Tv 111,10).
Qua bài Tin Mừng của Chúa Nhật này, Chúa Giêsu cũng đề cập đến hình ảnh người khôn ngoan là người đi tìm kiếm kho báu hay ngọc quí, khi đã tìm được rồi, bằng mọi cách, họ bán hết tài sản để mua lấy cho mình kho báo hay ngọc quí. Nước trời, được Thiên Chúa ví như kho báu, hay viên ngọc quí. Mỗi người hãy cố gắng tìm kiếm và khi đã tìm được rồi thì bán hết mọi tài sản để mua lấy cho bằng được.
Là người Kitô hữu, ta đã tìm được kho châu báu vô cùng, quí giá hơn muôn vàn bảo ngọc trân châu ở đời này, và ta không thể lấy bất cứ một thứ vật chất nào trong thế giới này mà sánh ví được vì, cho dẫu: “Được lời lãi cả thế gian này mà mất linh hồn nào được ích gì?” Nghĩa là không có Chúa, hay đánh mất Chúa trong cuộc đời thì mất tất cả và tất cả đều vô nghĩa, tất cả là một tấm bi kịch của sự thương đau.
Được Chúa là được tất cả, có Chúa là có tất cả. Là người Kitô hữu, ta đã được Chúa và có Chúa ngay khi ta lãnh nhận bí tích thanh tẩy, nhưng làm sao để cho Chúa lớn lên trong ta thì ta lại phải nổ lực không ngừng tìm kiếm mỗi ngày là một sự mới mẻ, hấp dẫn của Chúa. Hạt giống tốt là lời Chúa, thuở đất tốt là lòng mỗi người biết cởi mở đón nhận và ngoan ngoãn bước theo những lời chỉ dạy của Thiên Chúa. Bước và bước hoài, bước mãi cho đến hơi thở cuối cùng, cho đến nhắm mắt xuôi tay, lúc đó ta mới thôi ngưng nghỉ, lúc đó ta mới nói được: “Thế là tôi đã sống trọn kiếp người có ý nghĩa và gía trị”.
Xin Chúa luôn và mãi mãi là nguồn vui và hạnh phúc của chúng con, và cho chúng con luôn được no say tình Ngài, để chúng con luôn say mê tìm kiếm và đạt được Chúa, cho dẫu chỉ một phút cuối cuộc đời thôi thì cũng đủ làm chúng con no thoả và hạnh phúc lắm rồi. Amen.
Lm Phaolô Cao Thế Bình SDD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét