Tổ chức và điều hành một Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể hoạt động tốt đó là một công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố.
I.- TỔ CHỨC ĐOÀN
Đoàn là đơn vị quan trọng trong hệ thống tổ chức của Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, là nơi thể hiện bản chất của Phong trào cả về cơ cấu nhân sự, nội dung giáo dục lẫn các hoạt động chuyên môn. Tại đoàn có tất cả mọi thành phần: Đoàn sinh các cấp; đội trưởng, đội phó; dự trưởng, huynh trưởng cấp một, hai và ba, thậm chí còn hơn nữa. Đoàn ở các nơi được tổ chức hoàn chỉnh, giáo dục đúng hướng sẽ tạo ra phong trào TNTT có tổ chức hoàn chỉnh và giáo dục đúng hướng trên bình diện giáo phận và toàn quốc.
Vì đoàn có tầm quan trọng sống còn của Phong trào, nên được tổ chức có hệ thống và quy mô:
- · Tất cả các thiếu nhi trong độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi trong giáo xứ được đoàn ngũ hoá thành một tổ chức chuyên biệt nhằm mục đích giáo dục thiếu nhi gọi là Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
- ·
. Ngành Ấu:dành cho các em nam nữ từ 6 đến 9 tuổi. Từ 8 đến 12 em cùng phái, cùng lứa tuổi được tổ chức thành một ĐỘI. Cứ 3 hoặc 4 đội cùng ngành, cùng cấp, cùng phái hợp thành một CHI ĐOÀN. Tất cả các chi đoàn nam nữ cùng ngành hợp thành PHÂN ĐOÀN. Tại những giáo xứ có nhiều đoàn sinh, có thể có 2 hoặc 3 phân đoàn cùng ngành.
.Ngành Thiếu: dành cho các em nam nữ từ 10 đến 12 tuổi.. Từ 8 đến 10 em cùng phái, cùng lứa tuổi được tổ chức thành một ĐỘI. Cứ 3 hoặc 4 đội cùng ngành, cùng cấp, cùng phái hợp thành một CHI ĐOÀN. Tất cả các chi đoàn nam nữ cùng ngành hợp thành PHÂN ĐOÀN. Nếu quá nhiều đoàn sinh, có thể được chia thành 2 hoặc 3 phân đoàn cùng ngành.
. Ngành Nghĩa:dành cho các em nam nữ từ 13 đến 15 tuổi. Từ 8 đến 10 em cùng phái, cùng lứa tuổi được tổ chức thành một đội. Cứ 3 hoặc 4 đội cùng ngành, cùng cấp, cùng phái hợp thành một chi đoàn. Tất cả các chi đoàn nam nữ cùng ngành hợp thành Phân đoàn. Nếu quá nhiều đoàn sinh, có thể được chia thành 2 hoặc 3 phân đoàn cùng ngành.
Các Phân đoàn trong một xứ họp thành ĐOÀN hay còn gọi là XỨ ĐOÀN.
Hiện nay để chuẩn bị cho các em được học giáo lý sớm hơn, nhiều nơi đã thành lập một ngành cho các em dưới tuổi ấu, gọi là ngành Chiên Con, và đang gặt hái nhiều thành công.
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt nam tại Hoa Kỳ và tại một vài nơi ở Việt nam đang thử nghiệm ngành Hiệp Sĩ dành cho các em đã qua tuổi Nghĩa Sĩ, nhưng kết quả chưa khả quan.
II.- SINH HOẠT ĐOÀN
Sinh hoạt hàng tuần:
- Họp chi đoàn: Do Chi đoàn trưởng chủ toạ và các trưởng trong chi đoàn cộng tác. Chương trình họp chi đoàn được hướng dẫn chi tiết trong Tài Liệu huấn luyện huynh trưởng cấp I. Nội dung chính yếu của một buổi họp chi đoàn là:
- Học Giáo lý, Phong trào, kỹ năng chuyên môn. Chi đoàn trưởng và các trưởng chi đoàn đảm trách việc dạy đoàn sinh. Khi khả năng của trưởng chưa chắc chắn về việc dạy giáo lý, có thể các trợ uý đảm trách.
- Bàn định phương cách thi hành những quyết định do cấp trên phân công, hoặc bàn về sinh hoạt riêng của chi đoàn.
- Họp đội: Do đội trưởng chủ toạ. Chương trình họp đội được hướng dẫn chi tiết trong Tài Liệu huấn luyện huynh trưởng cấp I. Nội dung chính yếu của một buổi họp đội là:
+Ôn tập, nhắc nhở những điều đã học trong buổi họp chi đoàn.
+ Thảo luận việc thi hành các công tác do cấp trên trao cho.
+ Bàn định những việc riêng của đội.
Huấn luyện đội trưởng:
- Đội trưởng được học giáo lý, phong trào và kỹ năng chuyên môn trước khi cùng học với đoàn sinh chi đoàn, giúp đội trưởng hiểu biết hơn để có thể ôn tập cho đội sinh của mình.
- Đoàn phó nội vụ có nhiệm vụ huấn luyện đội trưởng. Các trưởng khác trong đoàn được phân công cộng tác theo khả năng, hoàn cảnh và điều kiện thuận tiện nhất của từng người.
Giờ Thánh Thể:
- Thường được tổ chức vào tối Thư Năm hoặc Chủ Nhật tuỳ hoàn cảnh của đoàn.
- Đoàn trưởng, đoàn phó nội vụ và trưởng phụ trách phụng vụ soạn và tổ chức.
- Khi trưởng còn non yếu, việc tổ chức Giờ Thánh Thể nên nhờ các trợ uý.
- Trong giờ Thánh Thể hàng tuần, nên giúp các em xét mình, sám hối và xưng tội, mỗi ngành xưng tội một tuần.
Thực hiện hoa thiêng:
. Đoàn sinh thực hiện hoa thiêng cá nhân hàng ngày, cuối tuần cộng góp cho đội trưởng.
. Các đội trưởng cộng hoa thiêng của đội mình góp cho đoàn trưởng theo hệ thống Chi đoàn, Phân đoàn, Đoàn.
. Hoa thiêng của cả đoàn được góp lại làm của lễ dâng trong Thánh lễ Chủ Nhật.
Tuần liễm đoàn sinh:
. Mức góp tuần liễm do ban Quản trị ấn định tuỳ hoàn cảnh của đoàn.
. Đội trưởng thu tuần liễm, nộp lên đoàn theo hệ thống.
. Tỷ lệ phân chia cho đội, chi đoàn, phân đoàn và đoàn do ban quản trị nghiên cứu và ấn định tuỳ hoàn cảnh của đoàn.
. Hiện nay việc thu tuần liễm còn gặp nhiều khó khăn, không nên bắt buộckhi hoàn cảnh chưa thuận tiện, nhưng cần lưu ý: Việc thu tuần liễm nhắm vào mục đích giáo dục ý thức trách nhiệm xây dựng đoàn là chính; gây quỹ là mục đích phụ.
Sinh hoạt hàng tháng:
Chào cờ đầu tháng.
- Chào cờ đầu tháng thường được cử hành trước giờ lễ Chủ Nhật, do cha Tuyên uý chủ toạ.
- Câu chuyện dưới cờ của cha Tuyên uý nhắm mục đích;
+Công bố ý cầu nguyện trong tháng và hướng dẫn thực hành ý cầu nguyện;
+ Nhận xét ưu khuyết điểm tháng vừa qua và định hướng cho tháng tới;
+ Khen thưởng, khích lệ.
Trong trường hợp cha Tuyên uý không thể hiện diện, đoàn trưởng mời thầy hoặc soeur trợ uý hoặc chính đoàn trưởng nói câu chuyện dưới cờ.
Khi có điều kiện thuận tiện chào cờ hàng tuần, chủ đề câu chuyện dưới cờ đầu tháng vẫn là chủ đề chính, các câu chuyện dưới cờ hàng tuần có mục đích nhắc nhở thêm về nội dung câu chuyện dưới cờ đầu tháng hoặc nói thêm về những chủ đề quan trọng đột xuất.
Giờ Thánh Thể:
Giờ Thánh Thể hàng tháng thường được tổ chức trọng thể vào chiều hoặc tối Thứ Năm đầu tháng.
Đoàn trưởng, đoàn phó nội vụ và trưởng phụ trách phụng vụ soạn và tổ chức.
Khi trưởng còn non yếu, việc soạn và tổ chức Giờ Thánh Thể nên nhờ các thầy hoặc soeur trợ uý.
Họp Hội đồng huynh trưởng đoàn:
Hội đồng huynh trưởng gồm tất cả các huynh trưởng sinh hoạt trong đoàn.
Cha Tuyên uý chủ toạ; Đoàn trưởng hoặc đoàn phó dẫn chương trình; thư ký lập biên bản
Nội dung chính của buổi họp Hội đồng huynh trưởng đoàn gồm:
Duyệt xét tình hình các phân đoàn, đưa ra những chỉ đạo cần thiết;ë
Triển khai công tác do Ban quản trị và cha tuyên uý đã quyết định;ë
Thông báo chương trình, kế hoạch của đoàn và phân chia công tác.ë
Tham khảo ý kiến tất cả các huynh trưởng về những vấn đề tương lai, làm tiền đề thảo luận và hoạch định chương trình trong buổi họp của ban quản trị vào tháng sau;ë
Họp Ban Quản Trị.
- Ngày giờ họp ban Quản trị do cha Tuyên uý và ban quản trị hội ý quyết định.
- Chương trình chi tiết được trình bày trong Tài Liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng cấp I
- Cha Tuyên uý chủ toạ. Sau khi thảo luận, quyết định của cha Tuyên uý là quyết định cuối cùng.
- Đoàn trưởng điều hành chương trình họp.
- Thư ký lập biên bản.
- Trước giờ họp, đoàn trưởng phải tổng hợp tình hình tổng quát của tất cả các phần vụ như huấn luyện, giao dịch, tài chánh, học tập đoàn sinh v.v…do các phân đoàn trưởng và các trưởng chuyên môn báo cáo.
- Nội dung chính của cuộc họp ban quản trị gồm:
Đoàn trưởng báo cáo tình hình chung của đoàn trong tháng.ë
Các trưởng phụ trách giải trình chi tiết nếu cần.ë
Xét duyệt tình hình thực hiện công tác trong tháng.ë
Thảo luận chương trình tháng tới;ë
Khi cha tuyên uý không thể chủ toạ, đoàn trưởng chủ toạ buổi họp. Đoàn trưởng phải xin ý kiến chỉ đạo của ngài trước, và phải trình kết quả buổi họp lên cha Tuyên uý xin duyệt và chấp thuận mới có giá trị thi hành.ë
Trợ uý chỉ chủ toạ khi được cha Tuyên uý chỉ định và thông báo cho đoàn trưởng.ë
Sinh hoạt Huynh trưởng Phân đoàn:
- Do Phân đoàn trưởng chủ toạ
- Sinh hoạt của phân đoàn phải phù hợp và trong khuôn khổ sinh hoạt đoàn.
- Nội dung họp gồm:
Duyệt xét tình hình các chi đoàn.ë
Bàn định cách thực hiện công tác được cấp trên trao;ë
Bồi dưỡng trưởng phân đoàn về những vấn đề chuyên môn của ngành;ë
Mọi vấn đề của phân đoàn được phân đoàn trưởng và các chi đoàn trưởng bàn định trước khi phân công đến các trưởng trong phân đoàn.ë
Bồi dưỡng huynh trưởng đoàn:
- Ngoài việc bồi dưỡng các huynh trưởng về những vấn đề chuyên ngành, tất cả các huynh trưởng còn được bồi dưỡng về các giáo lý, phong trào và các kỹ năng chung của nghề trưởng.
- Đoàn trưởng và ban quản trị đoàn có nhiệm vụ nhận định trình độ khả năng huynh trưởng nhằm đưa ra chương trình và nội dung bồi dướng phù hợp. Có thể mời thêm huấn luyện viên hoặc những nhà chuyên môn giúp huấn luyện bồi dưỡng.
Nguyệt liễm huynh trưởng: Huynh trưởng có nghĩa vụ đóng nguyệt liễm nhằm mục đích:
- Làm gương cho các em; tạo phương tiện cho các sinh hoạt của trưởng;
- Góp phần gây quỹ cho đoàn;
- Mức độ đóng nguyệt liễm thuỳ thuộc hoàn cảnh địa phương và quyết định chung của đoàn;
- Thời điểm đóng nguyệt liễm tuỳ quyết định chung của đoàn.
Sinh hoạt hàng năm:
Các lễ lớn: Lễ bổn mạng đoàn, Giáng Sinh, Phục Sinh, Tết Nguyên Đán, tết Trung Thu. (Đoàn trưởng cần nghiên cứu kỹ bài khoá “Cách Tổ Chức Một Buổi Lễ” trong Tập tài liệu này)]
Mừng bổn mạng cha xứ, cha tuyên uý]
Chương trình sinh hoạt năm, 6 tháng, 3 tháng, 1 tháng (Tham khảo cách soạn chương trình dài hạn trong Tài Liệu này)]
Chiến dịch thi đua(Tham khảo cách tổ chức chiến dịch thi đua trong Tài Liệu Huấn Luyện Huynh Trưởng cấp II)]
Tham gia sinh hoạt Hiệp đoàn, Liên đoàn, Giáo xứ]
Sinh hoạt do nhu cầu không thường xuyên:
Công tác từ thiện (Tham khảo trong tập tài liệu này)]
Công tác giáo xứ]
Sự kiện vui, buồn, thăm viếng….]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét