About Me

BẢN TIN TỔNG HỢP Ngày Thứ Năm 16/6/2011

BẢN TIN TỔNG HỢP

Ngày Thứ Năm 16/6/2011

 

Nhóm thực hiện:

Nguyễn Quốc Thái              (cell: 0903962431)

Đoàn Quốc Anh                   (cell: 0989368914)

Phạm Hữu Tâm                   (cell: 0904421296)

Vũ Phương Bích Vân         (cell: 0919014049)

Lưu ý: Để thuận tiện cho việc tra cứu và đánh giá nội dung, các tít của tin và bài được giữ nguyên văn từ

nguồn khai thác.

 

 

CÔNG GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO BẠN:


STT


Nguồn


Phát hành


Tít


Tác giả


Nội dung


Lưu ý


Ghi chú


1


BTTH


16/6/2011


Gặp gỡ giữa đại diện Misereor và CLB Phaolo NVB


Hữu Tâm


Tổng giám đốc Misereor và bảy linh mục tổng đại diện của các giáo phận ở Đức đã gặp gỡ một số thành viên Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình hôm 13/6 tại Tòa Tổng giám mục TP. HCM.

Mục đích cuộc gặp gỡ nhằm trao đổi, tìm kiếm các ý tưởng, cách thế hữu hiệu để tiếp tục cộng tác với nhau phục vụ Giáo hội tại Việt Nam trong tương lai. Hai bên cũng trao đổi thẳng thắn các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội ở Việt Nam, cũng như nhu cầu của người Công giáo trí thức nhằm hướng tới hợp tác lành mạnh và đối thoại thẳng thắn với chính quyền như lời nhắn nhủ của Đức Giáo hoàng Benedict XVI với các giám mục Việt Nam.


 


 


2


CATP


16/6/2011


Kỷ niệm 100 năm Tin Lành truyền giáo đến Việt Nam


P.T


Tối 14-6, tại TP Đà Nẵng, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Tin Lành truyền giáo đến Việt Nam (1911 - 2011).

Thay mặt Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng ngày vui lớn của toàn thể chức sắc, tín đồ Hội thánh Tin Lành miền Nam. Bộ trưởng cho rằng với 100 năm tồn tại và trưởng thành, bằng việc làm của mình, Hội thánh đã làm sáng danh Chúa trên quê hương Việt Nam và thực sự là một phần không thể tách rời trong khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


 


Xem chi tiết:

KINH TẾ, CHÍNH TRỊ:


STT


Nguồn


Phát hành


Tít


Tác giả


Nội dung


Lưu ý


Ghi chú


1


TT


16/6/2011


“Chảy máu” nguyên liệu thô Kỳ 1: Dăm gỗ, quặng sắt chảy sang Trung Quốc

 


Vũ Nghi


Rất nhiều mặt hàng thuộc nhóm quặng, khoáng sản và nguyên liệu thô đang được xuất khẩu ồ ạt, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước sử dụng các loại nguyên liệu trên lại phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất.

Tình trạng “chảy máu” khoáng sản, nguyên liệu thô đang dần dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và phải nhập khẩu trong tương lai.

Theo ước tính của Bộ Công thương, tính đến hết tháng 5-2011, xuất khẩu quặng và một số loại khoáng sản đã lên đến 995.000 tấn, trị giá khoảng 66 triệu USD, tăng 237.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc đang là thị trường “hút” quặng và các loại khoáng sản lớn nhất của VN.

Ông Nghi cho rằng việc xuất khẩu quặng sắt diễn ra ồ ạt trong thời gian qua xuất phát từ việc doanh nghiệp luyện gang thép với doanh nghiệp khai thác quặng “không tìm được tiếng nói chung” vì “người khai thác được quặng chỉ muốn xuất khẩu do nhận được giá chào mời rất hấp dẫn, trong khi người muốn mua lại không thể mua giá cao như bên bán đề xuất vì tính toán hiệu quả kinh tế không có lợi”.


 


Xem chi tiết:

 

 


2


BBC


16/6/2011


Trung Quốc cho tàu ra Biển Đông


 


Truyền thông Trung Quốc nói nước này đã cử tàu hải giám lớn nhất của họ ra Hoàng Sa và Trường Sa giữa lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp này.

Tàu Hải Tuần 31 rời Trung Quốc trong ngày hôm qua, 15/6. Tờ Bắc Kinh Nhật báo chạy hàng tít: "Tàu tuần tra hàng hải lớn nhất đất nước ta tuần tra Nam Hải".

Các tàu tương tự như thế này đã bị tố cáo cản trở hoạt động của các tàu nước ngoài trên Biển Đông bao gồm cả tàu khảo sát của Hoa Kỳ.


 


Xem chi tiết:


3


TT

 


16/6/2011


Trung Quốc mở rộng tầm hoạt động trên biển

 


Hiếu Trung


Sự kiện 11 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật cũng như những diễn biến gần đây của Trung Quốc trên biển Đông khiến các nước khu vực và thế giới lo ngại thật sự.

Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng một trong những mục tiêu của hải quân Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa là hoạt động trong khu vực từ trước đến nay hải quân Mỹ vẫn chiếm ưu thế là vùng biển tây Thái Bình Dương, phía bên ngoài Nhật, Đài Loan và Philippines.

“Các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên hơn và có quy mô lớn hơn - giáo sư Lyle Goldstein thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ nhận định - Đặc biệt là khi Trung Quốc có tàu sân bay”.


 


Xem chi tiết:

 


4


BBC


16/6/2011


Băn khoăn của Mỹ ở Biển Đông


GS Minxin Pei


Vụ bùng nổ tranh chấp về lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) từ tháng Năm không chỉ đẩy căng thẳng trong vùng lên cao và tăng nguy cơ của một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước tranh chấp, mà còn đặt Hoa Kỳ, nước đóng vai trò đảm bảo hòa bình ở Đông Á, vào một thế khó xử.


 


Xem chi tiết:


5


BBC


12/6/2011


Sai lầm của TQ trong tranh chấp Biển Đông


Đàm Quang Minh, Lê Vĩnh Trương


Những hoạt động quân sự thường xuyên của Trung Quốc đặc biệt tại các khu vực Biển Đông Việt Nam hay Biển Nam Trung Hoa đã gây nên những lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á.

Nếu trước đây các quốc gia có tranh chấp đối thoại trực tiếp với Trung Quốc thì nay đã hợp tác với nhau để đối phó với các chiến lược của Bắc Kinh bất chấp tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa đông đảo có vai trò kinh tế lớn trong khu vực.


 


Xem chi tiết:

Bài liên quan: Hàng trăm công ty VN ngừng sản xuất hải sản (Xem chi tiết: )


6


BBC


16/6/2011


Người tham gia biểu tình lên tiếng


 


Sau cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 12/6, trên mạng internet lưu truyền một bức ảnh được nói là hình an ninh Việt Nam bắt người tham gia biểu tình.

Trên bức hình gây chấn động, một người đàn ông mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm, nâng bổng trong tư thế quật ngã một nam thanh niên. Nam thanh niên này, nét mặt hoảng loạn, đã bị rớt một chiếc dép đang đi trên chân. Khung hình cho thấy bối cảnh là trung tâm TP HCM, gần Nhà thờ Đức Bà.

Hai ngày sau cuộc biểu tình, người thanh niên trong ảnh lên tiếng thuật lại những gì xảy ra trên trang mạng kết nối xã hội Facebook. Phan Nguyên, người nhận là thanh niên trong bức ảnh mà anh nói là "bị bắt như con vật trong thế kỷ 21", viết sự việc xảy ra vào sáng 12/06. "Một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực."

Anh Nguyên nói đã bị đưa về trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận 1 để xác minh lý lịch.


 


Xem chi tiết:


7


TT


16/6/2011


Kiên Giang: cắt giảm trên 119 tỉ đồng vốn đầu tư

 


H.T.D


Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh này đã rà soát điều chỉnh vốn đầu tư của 82 danh mục dự án, tổng số vốn điều chỉnh giảm 119,954 tỉ đồng.

Trong đó, nguồn cân đối ngân sách địa phương điều chỉnh 22 danh mục với tổng vốn trên 25,1 tỉ đồng; vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu điều chỉnh 30 danh mục với tổng vốn trên 20,5 tỉ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ điều chỉnh 11 danh mục tổng vốn 56,57 tỉ đồng và vốn xổ số kiến thiết của tỉnh điều chỉnh trên 17,72 tỉ đồng.


GP   Long Xuyên


Xem chi tiết:

 


8


TT


16/6/2011


PVN mời gọi đầu tư vào điện, bất động sản

 


V.Kình

 


Theo Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), tại hội nghị xúc tiến đầu tư tổ chức ở Seoul, Hàn Quốc từ ngày 14 đến 16-6-2011, PVN đã giới thiệu 18 dự án thuộc các lĩnh vực sản xuất điện, cảng biển, bất động sản, đầu tư tài chính.

Tại buổi xúc tiến đầu tư, PVN đã ký kết với Tập đoàn Hanshin, Hàn Quốc thỏa thuận chuyển nhượng 10% cổ phần của PVN tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí VN, và ký thỏa thuận bán cho Tập đoàn Đầu tư Shinhan của Hàn Quốc 15% cổ phần của Công ty cổ phần Chứng khoán PSI.


 


Xem chi tiết:

 


9


TT

 


16/6/2011


Hy Lạp: Biểu tình lớn, chính phủ xin từ chức

 


H.Minh

 


Những người biểu tình đầy giận dữ đã đẩy chính phủ Hy Lạp đến bờ vực sụp đổ vào ngày thứ Tư, gửi đi một lời cảnh báo cho cả châu Âu rằng cắt giảm chi ngân sách để đối phó với khủng hoảng nợ công có thể vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ công chúng.

Reuters ghi nhận hàng nghìn người đã tràn xuống các đường phố ở trung tâm Athens để ngăn cản các nghị sĩ Hy Lạp thảo luận về những biện pháp thắt lưng buộc bụng mà châu Âu yêu cầu nước này thực hiện để tránh lâm vào phá sản. Những cuộc tụ tập sau đó đã biến thành bạo động khi người biểu tình ném chai lọ, gạch đá và bom tự tạo vào lực lượng cảnh sát chống bạo động.

Trước tình hình này, Thủ tướng George Papandreou đã lên tiếng đề nghị từ chức để đảm bảo sự đoàn kết trong chính phủ.


 


Xem chi tiết:

Xem thêm trên BBC: Hy Lạp chuẩn bị có chính phủ mới (Xem chi tiết: )


10


TT

 


16/6/2011


Bồ Đào Nha có chính phủ mới

 


H.Minh

 


Pedro Passos Coelho, lãnh đạo Đảng trung hữu Dân chủ xã hội, đã trở thành thủ tướng Bồ Đào Nha vào ngày thứ tư sau khi đảng của ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và Coelho được Tổng thống Bồ Đào Nha Anibal Cavaco Silva chỉ định.

Ông sẽ đứng trước thử thách triển khai một chương trình cắt giảm chi tiêu lớn chưa từng có.

Thách thức lớn nhất với tân thủ tướng 46 tuổi này là triển khai chương trình cắt giảm chi tiêu và cải cách kinh tế mà Lisbon đã chấp thuận vào tháng trước để đổi lấy khoản viện trợ 78 tỉ euro (110 tỉ USD) từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).


 


Xem chi tiết:

 


11


TT

 


16/6/2011


Hoạt động báo chí lãi có phải nộp thuế?

 


A.H


Nhiều cơ quan báo chí tại TP.HCM cho biết đang có một số vướng mắc trong quá trình thực hiện thông tư 150 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí.

Theo quy định tại thông tư 150, nếu hoạt động báo chí lỗ (có chênh lệch chi lớn hơn thu), hoạt động quảng cáo có thu nhập thì cơ quan báo chí được dùng thu nhập của hoạt động quảng cáo để bù đắp cho hoạt động báo chí trước khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên thông tư 150 không quy định trường hợp ngược lại.

Trong khi đó tại TP.HCM, một số cơ quan báo chí, hoạt động báo chí (gồm phát hành, xuất bản...) có lãi và hoạt động quảng cáo cũng có lãi. Như vậy các cơ quan báo chí này có phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động báo chí?

Nhiều cơ quan báo chí đã gửi văn bản xin ý kiến cơ quan thuế nhưng chưa được trả lời cụ thể.


 


Xem chi tiết:

 


12


TT


16/6/2011


Đề xuất giãn, giảm thuế thu nhập cá nhân

 


Ánh HỒng

 


Theo một lãnh đạo Bộ Tài chính, cơ quan này sẽ trình Chính phủ để Chính phủ xem xét báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số giải pháp cấp bách để hỗ trợ người nộp thuế trong khi chờ đợi sửa Luật thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ xin ý kiến Quốc hội vào tháng 7 cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với người làm công ăn lương không có người phụ thuộc có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở xuống, có một người phụ thuộc có thu nhập không quá 6,6 triệu đồng/tháng, có hai người phụ thuộc thu nhập không quá 8,2 triệu đồng/tháng...

Các loại thuế thu nhập từ chứng khoán, thuế thu nhập doanh nghiệp... cũng được trình để có chính sách giảm, hoãn có thời hạn.


 


Xem chi tiết:

 


13


SGGP


16/6/2011


Phê duyệt Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai)


T.T.X.

 


Ngày 14-6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 909/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Quy hoạch nhằm đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380 - 800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Nhà ga Cảng Hàng không quốc tế Long Thành là nhà ga quốc tế và quốc nội, theo quy hoạch, đến năm 2020 nhà ga sẽ được xây dựng với công suất 25 triệu hành khách/năm. Đến 2030, sẽ có 2 nhà ga với công suất 50 triệu hành khách/năm và giai đoạn sau đó là 4 nhà ga có tổng công suất 100 triệu hành khách/năm.


GP Xuân Lộc


Xem chi tiết:

 


14


PLTP

 


16/6/2011


Hỗ trợ việc làm cho nông dân bị thu hồi đất

 


Bảo Phượng

 


Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ “Về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp”.

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là người lao động thuộc các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường. Những người này phải có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi ngoài khu dân cư; trong độ tuổi lao động, có nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm, vay vốn tạo việc làm.

Theo dự thảo, lao động sẽ được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ việc làm trong nước. Nếu đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng, sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, visa và lý lịch tư pháp.


 


Xem chi tiết:

 


15


PLTP


16/6/2011


Hỗ trợ ngư dân bám biển

 


Luận Ngữ

 


Năm 2009, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân để giúp ngư dân tại địa phương yên tâm bám biển. Tuy nhiên, sau gần hai năm, tên quỹ thì đã có nhưng quỹ vẫn chưa thể đi vào đời sống ngư dân.

Trong khi đó, hàng trăm ngư dân Quảng Ngãi gặp rủi ro trên biển đang chờ được tiếp sức để tiếp tục ra khơi. Trước tình hình đó, tỉnh Quảng Ngãi đang quyết liệt tìm nhiều giải pháp để giúp quỹ thoát khỏi tình trạng “trùm mền” lâu nay...


GP    Quy Nhơn


Xem chi tiết:

 


16


CATP


16/6/2011


Thành lập mới 5 khu công nghiệp tại Đồng Tháp


P.H


Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận việc điều chỉnh diện tích các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Đồng Tháp tại Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Có 5 KCN được thành lập mới gồm: KCN Ba Sao, diện tích 150 ha; KCN Tân Kiều, diện tích 150 ha, KCN Trường Xuân - Hưng Thạnh, diện tích 150; KCN công nghệ cao, diện tích 250 ha và KCN Sông Hậu 2, diện tích 150 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh và các chủ đầu tư lập, thực hiện các dự án đầu tư các KCN trên theo phương án phân kỳ đầu tư hợp lý, phù hợp với khả năng thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và theo đúng quy định.


 


Xem chi tiết:

 


17


CATP


16/6/2011



 


TP.Hồ Chí Minh: Thu hồi khẩn cấp các sản phẩm nhiễm DEHP gây ung thư

 


DANH HIẾU


Ngày 12-6-2011, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết đã phát hiện 19 sản phẩm giải khát nhiễm DEHP gây ung thư trên địa bàn TPHCM. Trong đó có ba sản phẩm nước ép quả do Công ty TNHH Nhất Phú Quý (quận 3, TPHCM) nhập khẩu từ nước ngoài và 16 sản phẩm si rô của Tong Jing Network Inc Co.Ltd (Đài Loan) do Công ty TNHH MTV Hà Thành - Bình Thạnh - TPHCM nhập khẩu có nhiễm DEHP.

Trước đó, Chi cục ATVSTP TPHCM đã lấy 13 mẫu sản phẩm ngẫu nhiên trên thị trường để kiểm nghiệm, kết quả phát hiện ba sản phẩm do Công ty TNHH HAMICO tại TPHCM nhập khẩu có nguồn gốc từ Phillippines nằm trong danh sách cảnh báo, gồm kẹo xốp Marshies hương vani, kẹo xốp Marshies hương vani socola, kẹo xốp Marshies hương dâu có nguy cơ nhiễm DEHP cao.


TGP TP HCM


Xem chi tiết:

 


18


BBC


16/6/2011


Zawa-hiri trở thành thủ lĩnh mới của al-Qaeda


 


Tin cho hay trợ lý của Bin Laden, Ayman al-Zawahiri, vừa được lựa chọn làm thủ lĩnh mới của al-Qaeda.

Osama Bin Laden bị đặc nhiệm Hoa Kỳ hạ sát tại Pakistan hồi đầu tháng Năm.

Thông tin nói trên được đưa ra trong một thông cáo từ bộ chỉ huy tổ chức al-Qaeda.


 


Xem chi tiết:


19


BBC


16/6/2011


Nổ lớn gần bản doanh của Đại tá Gaddafi


 


Người ta nghe thấy sáu tiếng nổ trong trung tâm Tripoli, gần đại bản doanh được canh phòng cẩn mật Bab al-Aziziya của Đại tá Muammar Gaddafi.


 


Xem chi tiết:


20


BBC


16/6/2011


'Tiền đồng VN sẽ còn mất giá'


 


Hãng tin Bloomberg trích lời các chuyên gia nói sự ổn định của tiền đồng chỉ là tạm thời và nó sẽ tiếp tục yếu đi vào cuối năm.

Trong bản tin ngày 16/6, Bloomberg nói Credit Suisse Group AG cho rằng đồng tiền Việt Nam sẽ mất giá thêm 1,4% xuống mức 20.900 đồng/một đô la vào cuối năm 2011 và 21.400 đồng được một đô la vào cuối năm 2012.


 


Xem chi tiết:

VĂN HÓA, XÃ HỘI:


STT


Nguồn


Phát hành


Tít


Tác giả


Nội dung


Lưu ý


Ghi chú


1


TT


16/6/2011


70% cao ốc mang tên nước ngoài

 


PHÚC HUY

 


Việc chọn tên nước ngoài đặt cho cao ốc, trung tâm thương mại, khu đô thị mới đang trở thành xu hướng khá phổ biến. Thậm chí tại một số khu vực, cao ốc mang tên nước ngoài gần như lấn át cao ốc tên Việt.

Giám đốc một doanh nghiệp ước hơn phân nửa cao ốc, trung tâm thương mại đã bị “Tây hóa” trong chuyện đặt tên.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng có hai nguyên nhân khiến nhà đầu tư chọn tên ngoại để đặt cho dự án của mình. Một là doanh nghiệp muốn tạo sự chú ý để thu hút khách hàng vì không ít người nghĩ rằng dự án có “mác” ngoại thiết kế hiện đại, chất lượng cao hơn sản phẩm mang “mác” nội. Hai là một số chủ đầu tư chưa đủ tự tin về thương hiệu, sản phẩm của công ty mình nên mượn tên ngoại đặt cho dự án. Trong khi đó phần lớn khách hàng mà các chủ đầu tư này nhắm đến là người Việt Nam.


 


Xem chi tiết:

 


2


TT


16/6/2011


Lấp vịnh ở Cát Bà xây khách sạn

 


LÂM HOÀI

 


Vịnh Đồng Hồ (quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng) đang sắp sửa bị lấp để phục vụ xây dựng dự án khu du lịch và vui chơi giải trí Kinh Thành. Dự án bao gồm khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng, sân golf, nhà hàng cao cấp... được xây dựng trên tổng diện tích gần 56.000m2, vốn đầu tư gần 700 tỉ đồng.

Ông Bùi Trung Nghĩa, chủ tịch UBND huyện Cát Hải, cho biết dự án này đã được phê duyệt từ cuối năm 2010.

Trả lời về việc dư luận lo ngại dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đa dạng sinh học và liên quan tới vị trí an ninh quốc phòng, ông Nghĩa cho hay trong quá trình thi công, đơn vị thi công và chủ đầu tư phải thường xuyên báo cáo với huyện về biện pháp, quá trình, tiến độ thi công.


GP  Hải Phòng


Xem chi tiết:

 


3


SGGP


16/6/2011


Seoul phủ sóng wifi miễn phí


H.XUÂN

 


Ngày 15-6, chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc tuyên bố sẽ phủ sóng wifi (hòa mạng không dây) miễn phí, tạo điều kiện cho công dân và du khách nước ngoài có thể truy cập internet tại bất cứ nơi đâu trong thành phố. Dự án trị giá 44 triệu USD này do 3 nhà cung cấp dịch vụ internet địa phương đảm trách.

Từ nay đến năm 2015, mạng wifi sẽ được phủ sóng tại 10.430 công viên, đường phố và các khu vực công cộng. Từ nay đến cuối năm, tất cả hệ thống xe buýt, xe lửa và taxi lưu thông trong Seoul sẽ được trang bị thiết bị phát sóng wifi cho hành khách.

Theo AFP, hiện diện tích phủ sóng wifi ở Hàn Quốc còn rất hạn chế, khi có đến 83% diện tích các khu vực công cộng ở thủ đô Seoul vẫn còn dùng mạng có dây.


 


Xem chi tiết:

 


4


SGGP


16/6/2011


Đà Nẵng: Gần 500 sinh viên tham gia Ngày hội hiến máu nhân đạo


Nguyên Khôi

 


Sáng 16-6, Gần 500 sinh viên và CBGV Trường Đại học Đông Á tham gia Ngày hội hiến máu nhân đạo. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của sinh viên, CBGV Trường Đại học Đông Á với tinh thần “sẵn sàng cho giọt máu cứu người”.

Anh Dương Phú Tuấn Vỹ - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Đông Á cho biết, trong những năm qua, Sinh viên và CBGV Đại học Đông Á đã hiến hàng ngàn đơn vị máu để cứu người.

Từ năm 2007 đến nay, đại học Đông Á luôn là đơn vị đạt vượt chỉ tiêu hiến máu nhân đạo, năm 2007 đạt 292 đơn vị (chỉ tiêu 200 đơn vị);  năm 2008 là 512 đơn vị máu; năm 2009 là 697 đơn vị (so với chỉ tiêu là 400 đơn vị); năm 2010 đạt 747 đơn vị máu (chỉ tiêu 600 đơn vị).


 


Xem chi tiết:

 


5


SGGP


16/6/2011


Giảm stress nhờ… đập phá


N.Quỳnh

 


Lấy ý tưởng kinh doanh từ nhu cầu giảm stress, The Destruction Company (Mỹ) đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những người trẻ luôn bị bao vây bởi áp lực cuộc sống.

Khi đến câu lạc bộ này, khách hàng có thể sử dụng bất cứ dụng cụ nào như kiếm, búa, gậy đánh golf, gậy bóng chuyền… để phá hủy những vật dụng như: tivi, guitar, các thiết bị văn phòng, xe máy, máy tính xách tay, các bộ đồ cổ… Giá phải trả cho dịch vụ này khá đắt, từ 200 USD đến vài ngàn USD, tùy thuộc giá trị món đồ bị phá hủy.

Hiện The Destruction Company chỉ phục vụ khách hàng ở bang New Jersey. Theo Daily Mail, 40% khách hàng là nữ giới. Sắp tới, dịch vụ này sẽ có mặt ở thành phố Los Angeles (bang California) và thủ đô London của Anh.


 


Xem chi tiết:

 


6


SGGP


16/6/2011


Vụ vỡ ống dẫn nước thủy điện tại Lâm Đồng - Tiếp tục tìm kiếm người mất tích


N.Viên

 


Đến chiều 15-6, việc tìm kiếm nạn nhân bị mất tích trong vụ vỡ ống dẫn nước thủy điện Đam Bol (xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) vẫn chưa có kết quả.

Trong khi đó, ngành chức năng đã bước đầu xác định nguyên nhân sự cố là do rò rỉ tại các điểm đấu nối. Quá trình rò rỉ có thể xảy ra từ khi nhà máy bắt đầu chạy thử (tháng 12-2010), nhưng do phần rò rỉ ở phía dưới đất nên tổ tuần tra của nhà máy khó phát hiện. Đến khi lượng nước trong đất bị bão hòa, dẫn đến trượt đất ở phần chân, làm gãy ống nước.

Ông Nguyễn Văn Triệu, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: Tổng diện tích bị nước và bùn vùi lấp lên đến 30ha, trong đó có 10ha cà phê và 20ha rừng, ước thiệt hại ban đầu trên 6 tỷ đồng. Đó là chưa kể thiệt hại, mất mát không thể bù đắp về con người: 1 người chết, 1 mất tích và 3 bị thương.


GP   Đà Lạt


Xem chi tiết:

 


7


SGGP


16/6/2011


Bắt 2 đối tượng Thái Lan vận chuyển heroin vào VN


D.Quang

 


Chiều 14-6, nguồn thông tin riêng từ BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, lực lượng phòng chống tội phạm ma túy Đội 1 Đoàn đặc nhiệm miền Bắc, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh Bô Ly Khăm Xay (Lào) đã triệt phá thành công chuyên án mang bí số 420LV.

Lực lượng phối hợp đã phục kích bắt quả tang 2 đối tượng Xút Vi Xay (SN 1972) và Vi Xay (SN 1955) tỉnh Pha Nhau, Thái Lan, đang vận chuyển heroin từ nước ngoài vượt qua địa bàn huyện Pạc Xăn, tỉnh Bô Ly Khăm Xay vào Việt Nam tiêu thụ. Tiến hành khám xét đã thu giữ được 4 bánh heroin và 1 ô tô bán tải.


 


Xem chi tiết:

 


8


PLTP


16/6/2011


Ghen tuông, chồng chích điện giết vợ đang mang bầu

 


Quỳnh Mai


Đang mang thai hơn 1 tháng, chị Linh bị Nhật thừa lúc chị đang ngủ bất ngờ lấy dây điện chích đến ngất xỉu với ý định giết chết sau đó tự tử chết theo. Nguyên nhân chỉ xuất phát từ những ghen tuông vô cớ của hắn....

Theo khai nhận của Nhật, do ghen tuông nên hắn đã xuống tay sát hại vợ rồi tự tử với ý định để cả hai cùng chết.

Hiện tại, chị Linh đã qua cơ nguy kịch và đang được điều trị tại nhà riêng ở địa chỉ 111/11A khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9) với  nhiều vết thương trên người và nỗi ám ảnh kinh hoàng về đêm may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần.

Hiện Cơ quan điều tra Công an TPHCM đã thụ lý điều tra theo thẩm quyền.


TGP TP HCM


Xem chi tiết:

 


9


PLTP


16/6/2011


Truy tố hai cha con cùng hiếp dâm một bé gái

 


THANH TRÚC

 


Ngày 15-6, Công an huyện Đồng Phú (Bình Phước) cho biết vừa kết thúc điều tra, đồng thời đề nghị VKSND cùng cấp truy tố Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Trung Trung (con ông Minh) về tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em.

Nạn nhân là em NTNG (15 tuổi, ngụ xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú). Tháng 9-2010, gia đình G. đưa em đến trạm y tế xã khám bệnh. Tại đây, các y, bác sĩ cho biết G. đã có thai khoảng 25 tuần tuổi. Qua lời kể của G., gia đình em đã làm đơn tố cáo cha con ông Minh.

Tại cơ quan công an, ông Minh khai đã nhiều lần hiếp dâm G. khi G. mới hơn 9 tuổi lúc G. sang vườn nhà của bị can Minh chơi và hái trái cây ăn. Còn Trung khai giữa em G. và Trung quan hệ tình dục từ tháng 11-2009. Đến tháng 4-2010, nghi ngờ G. có thai nên Trung không quan hệ nữa.


GP Phú Cường


Xem chi tiết:

 


10


PLTP


16/6/2011


Sự hối hận của thiếu niên giết người tình đang mang thai


Vũ Mai


Nghi ngờ người tình thay lòng đổi dạ, Trần Tuấn Huy lao đến đâm nhiều nhát vào thân thể nạn nhân mà không biết cô này đang mang giọt máu của mình.

Sáng 16/6, Trần Tuấn Huy (17 tuổi) một mình gục đầu trong phòng xử án rộng thênh thang. Đôi tay liên tục cứ xoắn vào nhau trong tiếng thở dài nặng trĩu. Đây là lần thứ hai cậu ra tòa (phiên xử trước bị hoãn) nhưng gương mặt non nớt của cậu vẫn tái dại khi giờ khai mạc phiên tòa gần đến.

Đánh giá hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất côn đồ. Nhưng lúc phạm tội Huy chỉ hơn 16 tuổi và không biết nạn nhân đang mang thai nên TAND TP HCM đã tuyên phạt bị cáo mức án 17 năm tù về tội “giết người”. Đây là mức án gần kề cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội.


 


Xem chi tiết:

 


11


PLTP


16/6/2011


Mộ chôn nổi bị dân phản ứng

 


TÂM PHÚC

 


Một số người dân ở ấp Phước Thành, xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre phản ảnh có một ngôi mộ vừa được chôn nổi trong khu vực vào ngày 14-6, có thể gây ô nhiễm trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Ba (nhà gần với ngôi mộ) cho biết người chết là một bệnh nhân nghi bị nhiễm HIV, được người thân đưa từ TP.HCM về quê an táng trong khu vực nghĩa trang gia đình. Những người này đã không đào huyệt mộ sâu trong lòng đất để chôn người chết như trước giờ mọi người vẫn làm. Họ chỉ đào khoảng 30 cm, đổ một lớp hồ trộn sẵn bên dưới rồi đặt quan tài lên ốp ván tiếp tục đổ hồ bao quanh. Như vậy, hơn 2/3 quan tài nằm trên mặt đất.

Gia đình bà Ba lo sợ kiểu an táng nêu trên sẽ gây ô nhiễm, vì vị trí chôn cách gian nhà bếp của bà chưa đầy 4 m. Bà Ba đề nghị thân nhân người chết nên đào huyệt mộ sâu ít nhất 1,5 m để chôn nhưng không được chấp nhận. Bà đã gửi đơn đến xã, gọi điện thoại đến Trung tâm Y tế huyện… nhưng không được can thiệp.


GP Vĩnh Long


Xem chi tiết:

 


12


TN


16/6/2011


Để người khuyết tật đi lại dễ hơn

 


Trần Duy

 


Hiện nay người khuyết tật chưa có nhiều điều kiện thuận lợi trong đi lại và vẫn còn nhiều trường hợp bị phân biệt đối xử. Điển hình như nhiều người khuyết tật đi xe buýt tại TP.HCM có  trường hợp xe buýt không dừng lại đón người khuyết tật vì sợ tốn thời gian, không thu được “tiền tươi”.

Đó là phản ánh của đại diện người khuyết tật tại buổi tọa đàm chia sẻ thông tin về điều kiện tiếp cận 6 tuyến tàu điện ngầm TP.HCM cho người khuyết tật, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức vào sáng 16/6.

Bà Võ Thị Hoàng Yến, thạc sĩ Phát triển con người, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và phát triển cho rằng, những người làm chính sách ở trên hiểu rõ những cái khó của người khuyết tật nhưng khi chỉ đạo xuống cấp dưới thì nhiều người không hiểu và không thực hiện đúng.

Ông Chu Ngọc Hùng, Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện trạng giao thông còn nhiều rào cản đối với người khuyết tật. Chẳng hạn đối với hệ thống giao thông đường sắt hiện nay, đường ray nằm nổi trên mặt đất chưa đồng mức sàn tàu và ke ga; cửa tàu hẹp, nhiều bậc lên xuống, người bình thường lên xuống còn khó. Tuy nhiên, cải tạo những bất cập này là “vô cùng khó khăn”.


TGP TP HCM


Xem chi tiết:

 


13


TN


16/6/2011


Đến lượt mì gói bị nghi có chất DEHP

 


T.Tùng


Sau hàng loạt các sản phẩm từ thạch rau câu, siro, nước ép trái cây, kẹo… được cơ quan y tế trong nước phát hiện chứa chất tạo đục DEHP, nay đến lượt mì gói cũng bị “mổ xẻ” để tìm DEHP.

Mấy ngày nay, thông tin từ các báo nước ngoài cho biết, tại Malaysia, ngành y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng mì gói hiệu Shin Ramyun và Shin Ramen (hai nhãn hiệu mì của Hàn Quốc) được sản xuất tại Đài Loan vì nghi chứa DEHP; và tại Hồng Kông cũng phát hiện một số mẫu mì gói Hàn Quốc là Shin Ramyun hương vị nấm (sản xuất tại Trung Quốc) có chứa chất tạo đục khiến nhiều người tiêu dùng trong nước lo lắng.

Tại TP.HCM và Hà Nội, sản phẩm mì Hàn Quốc rất đa dạng về xuất xứ; từ Hàn Quốc, Trung Quốc, đến sản xuất trong nước được bày bán rất nhiều, nhất là trong các siêu thị.

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai (Phó chi cục ATVSTP TP.HCM) nói: “Trước thông tin từ nước ngoài về mì Shin Ramyun, và Shin Ramen của Hàn Quốc chứa DEHP, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu loại mì này bày bán tại siêu thị (có nguồn gốc, đơn vị nhập khẩu rõ ràng) để kiểm nghiệm, giám sát, nhằm có biện pháp kịp thời. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ công bố ngay để người tiêu dùng biết”.


 


Xem chi tiết:

 


14


TN


16/6/2011


Website VN bị tấn công dồn dập

 


Đinh Đang


Từ đầu tháng 6 đến nay, các cuộc tấn công của tin tặc nước ngoài nhắm vào các website VN bùng phát dữ dội, ước tính có hơn 1.500 website của VN đã bị xâm nhập.

Ông Nguyễn Tử Quảng - Tổng giám đốc Công ty BKAV cảnh báo, các quản trị mạng không nên lơ là trước sự kiện hàng loạt trang web bị tấn công trong mấy ngày nay. Đối với các trang web đã bị tấn công, cần lập tức ngắt máy chủ bởi có thể bị điều khiển thành công cụ tấn công lan rộng. Người quản trị cần nhanh chóng lấy ngay log file là nơi ghi lại toàn bộ hoạt động trên hệ thống lưu sang nơi khác để tránh tin tặc xóa file nhằm xóa dấu vết, sau đó liên hệ các đơn vị chuyên về an ninh mạng nhờ trợ giúp tìm ra đúng nguyên nhân và vá lỗ hổng. Về lâu dài, nhà nước cũng cần có chính sách quan tâm đầu tư về con người, nâng cao trình độ bảo mật, an toàn thông tin…


 


Xem chi tiết:

 


15


CATP


16/6/2011


Pháp giúp Việt Nam đào tạo cán bộ quản lý đô thị


P.H


Theo TTXVN, một đoàn cán bộ lãnh đạo của 15 tỉnh, thành phố và doanh nghiệp Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Cao Lai Quang và Thứ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Tấn Viên dẫn đầu, vừa kết thúc khóa học về quản lý đô thị trong hai tuần tại Pháp.

Khóa học do Viện Khoa học ứng dụng (INSA) thành phố Lyon và các đối tác vùng Rhône-Alpes - Pháp đảm nhiệm.

Chương trình đào tạo do Ban quan hệ Quốc tế Viện Khoa học ứng dụng thành phố Lyon soạn thảo, với sự tham gia của các kỹ sư, kỹ thuật viên, kiến trúc sư, các chuyên gia về đô thị, các vấn đề xã hội và các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học Quốc gia, đơn vị nghiên cứu về Môi trường-đô thị-xã hội và Ban xây dựng dân dụng và đô thị của Pháp.

Các học viên Việt Nam được cung cấp các kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau như các dự án xây dựng đô thị, quy hoạch khoảng không công cộng, hệ thống chiếu sáng đô thị, giao thông đô thị, xây nhà xã hội và các hệ thông cung cấp nước, xử lý rác thải và các hệ thông cung cấp địa thông tin (SIG).


 


Xem chi tiết:

 


16


BBC


16/6/2011


5 điều cần tránh trên Face-book


 


Tại Anh có một thành viên trong bồi thẩm đoàn của một phiên tòa đã liên lạc với bị cáo trên Facebook nên bị quy vào tội khinh thường pháp đình.


 


Xem chi tiết:

Y TẾ, GIÁO DỤC:


STT


Nguồn


Phát hành


Tít


Tác giả


Nội dung


Lưu ý


Ghi chú


1


TT


16/6/2011


Văn bằng sai quốc huy, quốc hiệu: Chờ hướng dẫn giải quyết

 


Thái Lộc

 


Ngày 15-6, tin từ các trường đại học trực thuộc ĐH Huế cho biết có tổng cộng chừng 31.000 bằng tốt nghiệp đại học các hệ chính quy, tại chức, đào tạo từ xa sai quốc huy đã phát cho sinh viên tốt nghiệp kể từ tháng 7-2010 đến nay.

Ông Nguyễn Văn Toàn, giám đốc ĐH Huế, thừa nhận đây là lỗi hệ thống và hoàn toàn do phía ĐH Huế, và đơn vị này không hề đổ lỗi cho Bộ GD-ĐT mặc dù tất cả các mẫu đều được bộ phê duyệt.

Đối với các văn bằng đã cấp, ĐH Huế sẽ báo cáo bằng văn bản gửi bộ xin hướng giải quyết, nếu bộ yêu cầu thay đổi (cấp bằng mới thay cho bằng cũ-PV) thì sẽ tuân thủ.


TGP Huế


Xem chi tiết:

 


2


TT


16/6/2011


Hơn 100.000 học sinh học văn hóa ứng xử học đường

 


L. Trang

 


Ngày 15-6, ban tổ chức chương trình “Văn hóa ứng xử học đường 2011” đã tổ chức lễ tổng kết đợt 1. Bắt đầu từ tháng 5 tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6, TP.HCM, chương trình đã đến 30 trường THPT và 10 trường THCS trên địa bàn các tỉnh, thành phía Nam với hơn 100.000 học sinh tham gia.

Chương trình sẽ tiếp tục đợt 2 vào tháng 9-2011 với mục tiêu tư vấn cho học sinh về ứng xử học đường, đặc biệt là nữ sinh trung học.


 


Xem chi tiết:

 


3


TT


16/6/2011


Vào lớp đầu cấp theo kiểu... hên xui!

 


HOÀNG HƯƠNG

 


Phương pháp tuyển sinh không ổn định của nhiều địa phương đã góp phần khiến tình trạng “chạy” trường ngày càng trầm trọng hơn. Bởi ngay cả phụ huynh trong tuyến cũng... hồi hộp, không yên tâm về “số phận” của con em mình.

Nhiều người cho biết: qua thời gian, tình trạng “chạy” trường không hề thuyên giảm mà phát triển theo cấp số nhân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Bởi theo thời gian, không chỉ học sinh ngoài tuyến mà học sinh trong tuyến (cư ngụ tại phường có trường trú đóng) cũng phải “chạy” trường mới mong có một chỗ học như ý.


 


Xem chi tiết:

 


4


SGGP


16/6/2011


Tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết


M.TRƯỜNG

 


Sáng ngày 15-6, tại Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày phòng chống sốt xuất huyết Dengue lần thứ nhất (15-6-2011) của khối ASEAN.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Hùng Dũng cho biết: Trong những năm gần đây, tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue (SXH) trên thế giới nói chung và các nước thuộc ASEAN nói riêng đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, trong đó có Việt Nam. Hàng năm nước ta có hàng trăm ngàn ca mắc và hàng trăm ca tử vong do SXH gây ra. Dịch SXH đã gây tổn hại về người, tiền của và ngày công lao động.

Trước đó, tại các địa phương “vùng trũng” về SXH như Đồng Tháp, Hậu Giang… các ngành chức năng đã tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày phòng chống SXH lần thứ nhất, đồng thời vận động cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn có nguy cơ bùng phát thành dịch chủ động thực hiện diệt lăng quăng, mật độ muỗi trong thời gian ngắn nhất, làm giảm bớt sự lan truyền bệnh SXH, khống chế không để dịch xảy ra tại địa phương...


GP   Cần Thơ


Xem chi tiết:

 


5


SGGP


16/6/2011


Đà Nẵng, Quảng Nam: Bùng phát dịch bệnh tay - chân - miệng


NG.KHÔI

 


Hơn 1 tuần qua, mỗi ngày Trung tâm Phụ sản - Nhi (trực thuộc Bệnh viện Đà Nẵng) tiếp nhận 70 đến 90 ca trẻ em mắc bệnh tay - chân - miệng của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng. Ngoài ra, các bệnh như sốt phát ban, nhiễm virus rubella cũng có xu hướng tăng cao.

Tại Quảng Nam, ngày 15-6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trần Minh Cả, đã có văn bản yêu cầu ngành y tế chủ động phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch, sẵn sàng triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh mùa hè, bệnh chân - tay - miệng.


GP    Đà Nẵng

GP   Quy Nhơn


Xem chi tiết:

 


6


TN


16/6/2011


Lập 93 điểm “Tiếp sức mùa thi” tại Đà Nẵng

 


Nguyễn Tú

 


Ngày 16.6, Thành Đoàn Đà Nẵng cho biết chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2011 thành lập 93 điểm hỗ trợ thí sinh và người thân trong 3 đợt tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Trong đó, đợt 1 (từ ngày 27.6 đến 4.7) có 39 điểm tiếp sức, đợt 2 (từ ngày 6.7 đến 9.7) có 19 điểm, đợt 3 (từ ngày 12.7 đến 15.7) có 35 điểm.

Gần 1.000 thanh niên tình nguyện của 16 cơ sở Đoàn Thanh niên sẽ túc trực tại nhà ga, bến xe và các hội đồng thi để đón, hướng dẫn đường đi, giới thiệu nhà trọ cho thí sinh dự thi.


GP   Đà Nẵng


Xem chi tiết:

 

 


7


TN


16/6/2011


Thừa Thiên Huế đạt tỷ lệ 96,97% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2011

 


Minh Phương

 


Sáng 16.6, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế đã công bố kết quả thi tốt nghiệp hệ THPT và hệ bổ túc THPT năm 2011. Theo đó, toàn tỉnh năm nay có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở hệ THPT đạt 96,97%, (năm ngoái đạt tỉ lệ 96,86%), hệ bổ túc THPT là 91,37% (năm ngoái là 56,87%).

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết: So với kết quả của năm 2010 thì kết quả tốt nghiệp năm nay ở các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên tăng đáng kể. Bởi ngay từ đầu năm học, Sở đã có những kế hoạch phối hợp cùng các trường, các trung tâm để ôn tập cho các em ngay từ đầu để các em có thể nắm được những kiến thức cơ bản nhất khi làm bài thi.


TGP   Huế


Xem chi tiết:

 

 

* Toàn văn:

“Tô-tem sói” ngày nay là con sói ngày càng hung dữ

Nguyễn Trung

I. Kịch bản leo thang mới

Trước hết, tôi xin mượn văn học để bàn chuyện chính trị, rất cảm tính, song đó lại là cảm nhận thật của tôi về Trung Quốc hiện đại.

Đã nhiều năm trôi qua, khi tôi gấp quyển tiểu thuyết “Tô-tem sói” lại, mà hôm nay cảm giác ghê sợ đến buốt lạnh về khát vọng sói mà Khương Nhung để lại trong đầu tôi vẫn còn rõ lắm. Ngay trong cuộc họp của Trung tâm Văn hóa Đông-Tây năm ấy ở Hà Nội giới thiệu cuốn tiểu thuyết này, tôi đã nói rõ cảm nghĩ của mình: Vượt lên trên tất cả những gì Khương Nhung gửi gắm vào các con chữ mình viết ra, dù vô tình hay hữu ý, gần như là một bản năng trong tiềm thức, Khương Nhung đã tự hé lộ ra cho người đọc một bản năng sói – như một văn hóa, một lẽ sống, một đặc tính rất Hán của quốc gia Trung Quốc… Và hình như cái tự bộc lộ ra từ bản năng, từ tiềm thức như thế bao giờ cũng là thật nhất, đúng với bản chất nhất! Sự hưởng thụ trong tôi những cái hay mà một quyển tiểu thuyết có thể đem lại không đọng lại được bao nhiêu, nhường chỗ cho câu hỏi: Đứng cạnh một Trung Hoa đang lên như vậy, nước ta xử sự thế nào?

Thú thật, cảm nghĩ và câu hỏi của tôi đặt ra như vậy trước hết cũng là một bản năng, cảm nhận của lý trí đến sau, nhưng nó chỉ làm cho câu chuyện nghiêm trọng hơn. Song làm sao có thể cảm nhận khác, nghĩ khác được, trong tình hình hàng ngày tôi phải đối mặt với tất cả những gì đã và đang diễn ra trong quan hệ Việt-Trung, ít nhất là từ 1972 đến nay.

Sự việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngày 26-05-2011 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, uy hiếp tàu Bình Minh 02, gây những hành động phá hoại, và cắt cáp thăm dò địa chấn của ta là những hành động khiêu khích trắng trợn. Trung Quốc liên tiếp tái diễn những hành động này tại những điểm khác nhau trên vùng biển của Việt Nam trong những ngày tiếp theo cho đến hết thượng tuần tháng 06-2011 -  khi tôi ngồi viết bài này. Đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc qua người phát ngôn của mình khẳng định yêu sách ngang ngược về cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông, với những lời lẽ uy hiếp nước ta. Rõ ràng đây là một chiến dịch mới, tiếp theo vô số những chuỗi chiến dịch của cả quá trình cái “tô-tem sói” ngày nay hiện nguyên hình thành sói với tất cả các đặc tính của nó: Một bá quyền Trung Quốc đang lên đang tìm cách xác định lãnh địa và không gian sinh tồn của nó trên thế giới ngày nay – với tất cả đặc tính sói, được trang bị dưới cái lốt “trỗi dậy hòa bình kiểu Trung Quốc”.

Đối với nước ta, sự kiện tàu Bình Minh 02 và các hành động trong những ngày tiếp theo do Trung Quốc gây ra có ý nghĩa nghiêm trọng không kém những hành động của Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ vùng đảo Hòang Sa của ta năm 1974 và đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá Trường Sa năm 1988. Bởi vì tất cả những sự  kiện này – dù quy mô và tính ác liệt có thể khác nhau, song đều có chung một bản chất là hành động xâm lược.

Những bài báo và phát biểu rất hiếu chiến ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông – bao gồm cả trên TV của Trung Quốc, những hành động vũ lực ngang ngược cấm đánh bắt cá ngày càng gia tăng, những hoạt động của tàu thuyền quân sự và dân sự Trung Quốc gây sức ép với các tàu nước ngoài hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông trên lĩnh vực dầu khí ngày càng trắng trợn, dàn khoan dầu “khủng” giá 1 tỷ USD đang xây dựng dự kiến sẽ được đưa tới Biển Đông, thông báo 19 lô khai thác dầu khí Trung Quốc sẽ tiến hành khai thác trên Biển Đông vô luận thuộc lãnh hải quốc gia nào.., tất cả những sự việc này cho thấy sự kiện Bình Minh 02 sẽ chỉ là vụ việc đầu tiên của một kịch bản leo thang mới, trong cái tổng chiến dịch “đường lưỡi bò 9 vạch”. Kịch bản leo thang mới này được xúc tiến trong những nỗ lực ráo riết xây dựng “hải quân nước xanh” để Trung Quốc tạo ra cho mình thế áp đảo trên Biển Đông.

Nội dung chủ yếu của kịch bản leo thang mới này là Trung Quốc tìm mọi cách gây ra những tranh chấp, từng bước cố định hóa những điểm tranh chấp ấy theo kiểu “việc đã rồi” (fait accompli) để chiếm lấy, đồng thời gây mọi sức ép – bao gồm cả hậu thuẫn của sức ép quân sự – để hoàn tất việc lấn chiếm. Thực chất đấy là thủ đoạn gây “tranh chấp” để lấn chiếm từng bước trên biển Đông dưới sự hậu thuẫn trực tiếp của sức mạnh quân sự, đồng thời trong khi vẫn để ngỏ và tranh thủ mọi cơ hội cho xâm lăng trực tiếp bằng quân sự khi cần.

Thủ đoạn thâm độc mới này một mặt nhằm đánh lừa dư luận thế giới “không có chuyện Trung Quốc xâm lược, mà chỉ có chuyện tranh chấp vì cách hiểu khác nhau về chủ quyền”, mặt khác giúp Trung Quốc trong khi liên tục đẩy tới việc lấn chiếm của mình trên Biển Đông mà vẫn có thể đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị tốt hơn nữa cho những hoạt động xâm lăng vũ trang trực tiếp sau này khi cần. Cũng phải nêu lên rằng tự Trung Quốc cũng thấy còn phải tính toán rất nhiều và chuẩn bị thêm rất nhiều về mọi mặt cho xâm lăng vũ trang trực tiếp trên Biển Đông. Vì một cuộc xâm lược vũ trang trực tiếp nhằm mục đích lấn chiếm mới những vùng biển và đảo trên Biển Đông như thế dứt khoát sẽ không thể đơn thuần chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và các quốc gia bị xâm lược trong Biển Đông được nữa, nó sẽ là vấn đề của thế giới!

Nét nổi bật của kịch bản leo thang mới này là linh hoạt vận dụng tổng hợp mọi biện pháp quân sự – chính trị – kinh tế, tranh thủ mọi thời cơ để giành từng lợi thế tại chỗ, tiếp tục lấn tới từng bước. Kịch bản leo thang mới này vừa nhằm mục tiêu lấn chiếm trước mắt, vừa nhằm mục tiêu lâu dài là đẩy tới và từng bước hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò 9 vạch”.

Như vậy, Trung Quốc không chỉ nói như trên các bài báo đầy khẩu khí bành trướng xâm lược của họ, mà là đang làm một cách nhất quán, từng bước, liên tục, rất cân nhắc và có bài bản, trong tổng thể vận dụng mọi sức mạnh cứng và mềm, kết hợp ở phạm vi toàn cầu cũng như trong từng khu vực, cho việc xúc tiến mục tiêu thực hiện đường lưỡi bò 9 vạch.

Nhìn vào định hướng chiến lược và những nỗ lực tập trung của Trung Quốc, càng thấy rõ: Đường lưỡi bò 9 vạch là bước khởi đầu mở đường vươn ra các đại dương, là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chiến lược toàn cầu của Trung Quốc trên con đường ngoi lên thành siêu cường.

Nhìn vào những gì đã và đang xảy ra trong quan hệ Việt – Trung trên Biển Đông, có thể khẳng định: Đằng sau bất kể lờì nói hoa mỹ nào, dù là 16 chữ, là 4 tốt… về hữu nghị, hòa bình, hợp tác của lãnh đạo Trung Quốc, sự theo đuổi mục tiêu đường lưỡi bò 9 vạch của Trung Quốc là kiên định, quán triệt, ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng.

Thực tiễn đã và đang diễn ra như nêu trên, cùng với tất cả những lý do địa kinh tế và địa chính trị khác, chứng tỏ trong quá trình theo đuổi mục tiêu đường lưỡi bò 9 vạch, Trung Quốc coi Việt Nam là chướng ngại vật, là đối tượng số 1 cần khuất phục. Kịch bản leo thang mới mở đầu qua sự kiện Bình Minh 02 tiếp tục khẳng định điều này.

Trong lịch sử hàng ngàn năm quan hệ Việt-Trung, nước ta chưa bao giờ được Trung Quốc ban cho thứ “quan hệ hữu nghị” nào, mà chỉ giành được quan hệ láng giềng tốt sau khi ta đã làm thất bại mọi nỗ lực thôn tính và xâm lược của họ. Thời  kỳ vàng son của quan hệ Việt – Trung trong giai đoạn hai quốc gia cùng đứng trên chiến tuyến đấu tranh bảo vệ độc lập quốc gia và chống chủ nghĩa đế quốc cũng là do cả hai nước đều cần đến nhau. Hơn thế nữa, cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc của nước ta hồi ấy khách quan mang lại thuận lợi vô giá trong việc giữ chân từ xa các thế lực chống Trung Quốc, để Trung Quốc rảnh tay xây dựng đất nước của mình và giành lấy vị trí quốc tế mới của họ. Nhắc lại lịch sử để dứt khoát khẳng định không thể nào có thứ “quan hệ hữu nghị ăn xin” từ phía Trung Quốc dành cho nước ta, phẩm cách một quốc gia cũng không thể tự cho phép ta ngửa tay chờ mong một sự ban phát như thế. Tình hình ngày nay lại càng như thế trên chặng đường Trung Quốc đang ngoi lên thành siêu cường.

Hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, gìn giữ biển, đảo, vùng trời vùng biển của đất nước, gìn giữ hòa bình và an ninh cho đất nước, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhận thức Trung Quốc đặt nước ta vào vị trí là đối tượng số 1 cần khuất phục trong quá trình mở đường thực hiện chiến lược toàn cầu ngoi lên siêu cường. Điều này nói lên tính quyết liệt trong chính sách của Trung Quốc đối với nước ta. Muốn gìn giữ, xây dựng được quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc mà nhân dân ta đời đời hằng mong muốn, Việt Nam ta lại càng không một phút được phép mơ hồ về người láng giềng của mình, cần phải xuất phát từ nhận thức tỉnh táo này trong khuôn khổ bàn cờ thế giới ngày nay mà xác định chiến lược và hành động của mình. Nhất thiết phải xây dựng bằng được mối quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với Trung Quốc, song điều này chỉ có thế phấn đấu gian khổ để giành lấy, chứ không thể có được từ ban phát.

II. Sự trỗi dậy hòa bình kiểu Trung Quốc

Gần như là một quy luật, cho đến nay lịch sử thế giới chưa hề được chứng kiến một sự xuất hiện hòa bình của một siêu cường nào. Sự ra đời của các đế quốc đã nói lên điều này. Sự xuất hiện và diệt vong nhanh chóng của nước Đức và Nhật với tham vọng bá chủ thế giới trong lịch sự cận đại cũng xác nhận như vậy.

Tuy nhiên từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, mặc dù những mâu thuẫn quyền lực muôn thuở giữa các cường quốc trên thế giới không mất đi hoặc thậm chí có những nét mới – (xin nhấn mạnh điều này), nhưng vì đòi hỏi tồn tại của chính mình, ngày nay tất cả các cường quốc trên thế giới – kể cả siêu cường Mỹ – và cùng với họ là hầu hết những quốc gia phát triển và nhiều nước đang phát triển khác, phải cùng nhau chia sẻ – với mức độ rất khác nhau tùy quốc gia – những giá trị chung là hòa bình, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường, cùng phát triển.

Sự chia sẻ ngày càng sâu rộng những giá trị chung nêu trên trở thành nền tảng ngày càng vững chắc cho trật tự quốc tế ngày nay, đang chi phối ngày càng sâu sắc hơn mọi quan hệ giữa các quốc gia trên hành tinh này. Trên trường quốc tế ngày nay, vai trò và ảnh hưởng của mỗi quốc gia, dù lớn dù nhỏ khác nhau thế nào, trước hết phụ thuộc rất nhiều vào việc quốc gia ấy đứng ở đâu trong hành trình chung của nhân loại vì hòa bình, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường và cùng phát triển.

Như vậy, Trung Quốc trên đường ngoi lên thành siêu cường không phải là sự tự trình diễn một mình trên cung trăng hoặc trong một thế giới hoang dã, mà là trong một thế giới đã thiết lập được cho mình một trật tự quốc tế của văn minh nhân loại ngày nay. Mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển “không thể không ồn ào” của một nước 1,3 tỷ dân trên đường trở thành siêu cường và một bên là trật tự quốc tế đã định hình của thế giới văn minh ngày nay là một thực tế khách quan. Tạo hóa đặt nước ta vào vị trí nước láng giềng nằm án ngữ con đường gần như độc đạo của Trung Quốc đi lên siêu cường qua Biển Đông, nước ta có nhiều vấn đề phải giải quyết trong quan hệ với siêu cường sinh sau đẻ muộn này, chính vì thế nước ta càng phải hiểu rõ không chút mơ hồ thực tế khách quan vừa trình bầy.

Với sự xuất hiện của một Trung Hoa trên đường trở thành siêu cường, thế giới ngày nay đang đứng trước những vấn đề nan giải mới, ở khu vực Đông Nam Á lại càng như thế – bất chấp một trật tự quốc tế đã định hình vững chắc, bất chấp sự cam kết được nhắc đi nhắc lại của Trung Quốc về “trỗi dậy hòa bình”.

Trong bài viết “Biển Đông – cái biển hay cái ao” tháng 10-2010, tôi đã nêu lên nhận xét khái quát: Kể từ khi tiến hành cải cách năm 1976, trong vòng gần 5 thập kỷ Trung Quốc đã đi được chặng đường mà về nhiều mặt các nước tư bản trước kia phải đi mất khoảng 2 thế kỷ. Sự kiện một nền kinh tế lớn mạnh rất khác thường như đang diễn ra ở Trung Quốc cho thấy rõ nét nhất: (a) Toàn cầu hóa và (b) tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay có thể tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và sâu rộng như thế nào trong tổng thể nền kinh tế thế giới và tác động sâu sắc vào các mối quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế ngày nay.  Có thể nói Trung Quốc – với lợi thế rất lớn về quy mô kinh tế của mình, là nước thành công bậc nhất trong việc nắm bắt đặc điểm nêu trên của xu thế phát triển kinh tế của thế giới, đã tiến hành những biện pháp quyết liệt, nhiều khi rất tàn bạo đối với trong nước và thực dụng một cách triệt để đối với thế giới bên ngoài, tất cả để giành lợi thế cho Trung Quốc, tất cả đã làm cho Trung Quốc trở thành “công xưởng của thế giới” -  gần như với bất kỳ giá nào, với nhiều tác động đối với toàn thế giới. Đấy chính là những thành quả không ít máu và nước mắt của chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị trong thể chế chính trị một đảng có tên gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Những sự kiện ở Thiên An Môn, Tân Cương, Tây Tạng… là những cột mốc trên hành trình đi đến những thành quả này.

Ngày nay Trung quốc là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới và đồng thời là một cường quốc quân sự có khả năng uy hiếp nhiều nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với tính cách là “công xưởng của thế giới” và đồng thời là chủ nợ lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực mọi mặt, bao gồm cả quyền lực mềm, đồng thời ra sức khoét sâu những chỗ yếu của các đối thủ, đặc biệt là của đối thủ lớn nhất là Mỹ. Nhìn lại, phải thừa nhận trên thực tế Trung Quốc đã tạo ra được sự thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trên thế giới nói chung và nhất là ở khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Sự thay đổi cán cân quyền lực nêu trên có thể nhận biết được qua sự giảm sút vai trò và ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, qua sự sa lầy của Mỹ với nhiều hệ quả nghiêm trọng và lâu dài vào những vấn đề như Iraq, Afghanistan, Taliban, Trung Đông…và qua hàng loạt những vấn đề phi truyền thống khác – đặc biệt là nạn khủng bố và những vấn đề mới đặt ra cho Mỹ trong thế giới đạo Hồi. Cuộc khủng hoảng kinh tế rất sâu sắc nước Mỹ đang trải qua hiện nay có những nguyên nhân tự bản thân cấu trúc nền kinh tế Mỹ và những yêu cầu phát triển mới, những nguyên nhân của những tác động do quá trình toàn cầu hóa gây ra – nhất là những hệ quả tiêu cực không tránh khỏi trong quá trình “outsourcing” (thi công ra ngoài)và trong quan hệ kinh tế song phương với Trung Quốc. Song cũng phải nhấn mạnh sự thay đổi như thế của cán cân quyền lực thế giới còn có những nguyên nhân do sự sa lầy nói trên của Mỹ gây ra. Nhìn tổng thể, sự thay đổi như vậy trong cán cân quyền lực toàn cầu gay gắt đến mức Mỹ hiện nay đang phải chấp nhận một sự thay đổi quyết liệt.

Sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu còn thể hiện qua sự suy thoái chung của toàn bộ các nền kinh tế phương Tây, rõ nét nhất là của EU và Nhật, ngoài những nguyên nhân chung của thế giới phương Tây, còn phải kể đến những tác động không nhỏ của “cái công xưởng thế giới” và sự chi phối của chủ nợ lớn nhất thế giới. Không phải ngẫu nhiên tiếng nói của EU về nhiều vấn đề có liên quan đến Trung Quốc phải mềm đi rất nhiều.

Sự thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu còn thể hiện ở chỗ sự phát triển năng động đến mức nóng hay rất nóng của kinh tế Trung Quốc còn được coi là cứu cánh của việc duy trì tốc độ phát triển của châu Á nói riêng và thế giới nói chung với những động cơ rất thực dụng. Muốn hay không, đấy cũng là một sự lệ thuộc đang được Trung Quốc ra sức khai thác – để khẳng định vị thế quốc tế của mình, nhất là trong khuôn khổ G2, và để đẩy mạnh việc nâng cao vai trò của đồng Nhân dân tệ ở phạm vi thị trường thế giới.

Quyền lực mềm của Trung Quốc đang lên thành siêu cường không cần tuân thủ những giá trị cơ bản là các thành tố của trật tự quốc tế hiện hành. Do đó Trung Quốc đã mua được rất nhiều thứ và hầu như ở khắp mọi nơi, dù đó là mặt hàng chính trị, nguyên nhiên liệu, các vùng đất đai, các khu địa ốc, các Chinatowns mới tại các khắp nơi, các khu mỏ, các mối quan hệ phức tạp với mọi đối tác phức tạp, bí mật công nghệ.., đồng thời cũng bán được rất nhiều  thứ, bao gồm cả hàng rẻ – hữu hình hoặc vô hình, không hiếm hàng độc hại với cả nghĩa đen và nghĩa bóng, trong đó có sản phẩm mang tên là “diễn biến hòa bình”…

Quyền lực mềm Trung Quốc không quan tâm đối tác của nó là ai, miễn là đạt mục tiêu – dù đối tác đó là các chế độ diệt chủng ở Sudan, Rwanda, Mozambique.., các chế độ chính trị độc tài hoặc cánh “tả” theo kiểu dân túy ở Mỹ La-tinh và nhiều nơi khác, dùng tham nhũng tha hóa các đối tác – mức thấp là các quan chức, mức cao là các chính khách  – và đã có một vài chính khách ở các châu lục khác nhau mất chức… vân vân…

Quyền lực mềm Trung Quốc dưới dạng tiền còn có thể buộc tập đoàn xuyên quốc gia có tên tuổi bẻ lệch quyết định kinh doanh của mình, hoặc thậm chí phải hủy bỏ quyết định – như đã xảy ra với BP và Exxon trong hợp tác dầu khí với Việt Nam năm nào… Nếu hiểu rằng tại các nước phát triển, chính sách của quốc gia và chính sách của các tập đoàn kinh tế là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, thậm chí không ít trường hợp chính sách của tập đoàn kinh tế chi phối hay ảnh hưởng đến chính sách của quốc gia, sẽ thấy tầm vóc nguy hiểm của quyền lực mềm Trung Quốc dưới dạng tiền tác động vào các nước. Vân vân…

Người Trung Quốc có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, nếu dịch câu này theo nội dung “bạn nói với tôi, bạn đi với ai, tôi sẽ nói bạn là ai!” ta có thể hiểu rõ bản chất quyền lực mềm Trung Quốc, được phát huy cao độ với quan điểm mục tiêu biện minh cho biện pháp theo kiểu “mèo trắng, mèo đen, miễn là…” Quyền lực mềm này khuyến khích sự hình thành những liên minh mềm có thể là nhất thời, có thể là không hình dạng, một liên minh hay đồng minh ít nhiều có hơi hướng thần thánh, đầy cám dỗ ma quỷ nhân danh chống đế quốc, chống bóc lột, chống lại hoặc hoàn toàn không thân thiện với cái trật tự quốc tế của hòa bình, dân chủ, nhân quyền, bảo vệ môi trường và cùng phát triển đang hiện hành trên thế giới. Quyền lực mềm này còn thể hiện rõ qua thái độ nước đôi với một số vấn đề nhậy cảm trên thế giới như vấn đề năng lượng hạt nhân, nạn diệt chủng ở một số nơi, phân hóa các đối tượng, đối tác – kể cả trong ASEAN, vân vân… Quyền lực mềm còn được  triển khai dưới dạng xuất khẩu lao động ồ ạt, gần như đồng nghĩa với nạn xâm thực ở châu Phi. Mỹ La-tinh, miền giáp ranh nước Nga, nhiều nơi khác nữa…

Nói khái quát, đấy là sự vận động của quyền lực mềm Trung Quốc, theo nguyên lý cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền hơn nữa sẽ làm được; cái gì một năm chưa làm được thì hai năm, ba năm, một thập kỷ, vài thập kỷ sẽ làm được…Cái nguyên lý này có xuất sứ từ một nước giầu những lý thuyết Tôn Tẫn theo phương châm không đánh mà thắng, giầu truyền thống vận dụng mâu thuẫn luận theo kiểu tọa sơn quan hổ đấu mà lịch sử Xuân Thu Chiến Quốc để lại một kho tàng kinh nghiệm phong phú. Chưa bao giờ các học giả và các viện nghiên cứu trên thế giới lại có nhiều bài viết và sách báo như trong 10 năm qua về hiện tượng đang lên “ồn ào” của siêu cường tương lai Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc “thành công” vượt xa chủ nghĩa thực dân mới thời nào và đang đặt ra cho thế giới nhiều vấn đề mới…

Lấy sự kiện 11-09-2001 làm mốc thời gian tính toán để nhìn nhận thời cuộc theo kiểu đánh cờ thế, giữa một bên là Mỹ dẫn đầu của trật tự quốc tế hiện hành, và một bên là Trung Quốc dẫn đầu một liên minh thần thánh, thật khó nói khác: Trên bàn cờ thế giới 10 năm qua – cán cân quyền lực đang tạm thời chuyển động nghiêng nghiêng[1] về phía Trung Quốc trên một số phương diện.

Tuy đến giờ phút này chưa có một siêu cường Trung Quốc vượt Mỹ, nhưng phải chăng vào thời điểm hiện tại một siêu cường Trung Quốc đang xuất đầu lộ diện đang thách thức Mỹ ngày càng quyết liệt? Nếu đúng, điều này cũng chẳng có gì là sai quy luật, bởi vì trong những trường hợp nhất định của quá trình phát triển, không hiếm trường hợp cái cái lạc hậu nhất thời thắng cái hiện đại.., nói lên tính khắc nghiệt của một quá trình phát triển.

Cái “nghiêng nghiêng” có lợi cho Trung Quốc và không lợi cho Mỹ này phản ánh những hạn chế mới về tầm với và hiện tượng “tụt dốc” lúc này của Mỹ, với hệ quả Mỹ phải có những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại cho phù hợp hơn với thực lực (ví dụ mới nhất là châu Âu bây giờ phải tự cáng đáng những vấn đề ở Bắc Phi, trong đó có vấn đề Lybia nóng bỏng).

Cái “nghiêng nghiêng” này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về phía Mỹ. Phải chăng, trong các nguyên nhân chủ quan của Mỹ, đáng lưu ý là: Mỹ đã có nhiều tham vọng quá lớn – rõ nét nhất là trong vấn đề Irak và trong một số vấn đề khác, đồng thời đã đánh giá thấp mối nguy Trung Quốc trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, đối ngoại trong phạm vi quan hệ song phương cũng như trong các mối liên quan toàn cầu. Hệ quả là Mỹ đi đến những quyết sách khiến cho nước Mỹ sa đà vào nhiều vấn đề nghiêm trọng chưa có lối ra, tạo ra tình thế lực bất tòng tâm,  nhờ đó Trung Quốc rảnh tay giành lấy lợi thế mới, với kết cục cuối cùng là cái “nghiêng nghiêng” hôm nay.

Không ít ý kiến cho rằng cái bá quyền đại Hán thực ra chỉ là cái linh hồn, cái mầu sắc của sự phát triển ồn ào này mà thôi, cái nguyên nhân cốt lõi của sự phát triển ồn ào này là cái đói thường xuyên không thể thỏa mãn được của tăng trưởng và phát triển của đất nước trên 1,3 tỷ dân đứng trước nguy cơ phân rã thường trực và có nhiều mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt – nhất là sự phân hóa giầu nghèo, sự phân hóa phát triển vùng và vấn đề ô nhiễm môi trường… Cái nguyên nhân cốt lõi này và sự phát triển ồn ào nó tạo ra luôn luôn đòi hỏi cách giải quyết hướng ngoại dưới mọi dạng – từ vơ vét tài nguyên khắp các châu lục để duy trì tăng trưởng và phát triển, đến mở rộng không gian sinh tồn, bành trướng quyền lực mềm.., đến việc dựng lên các kẻ thù bên ngoài để hấp thụ những tác nhân gây bùng nổ trong lòng đất nước Trung Quốc, v.v.

Sự phát triển ồn ào với  nội dung như thế chính là bản chất sự phát triển của Trung Quốc trong thế giới đương đại, khiến cho siêu cường Trung Quốc đang lên không phải chỉ là vấn đề đối với các nước láng giềng, mà còn là đối với cả thế giới[2].  Cũng có thể diễn dịch: Nếu Trung Quốc bá chủ được Biển Đông, khả năng Trung Quốc giành tiếp nhiều cái “bá chủ” khác rất lớn. Sự phát triển với bản chất như vậy không có khả năng tự phục thiện, mà chỉ có thể được kiểm soát thông qua củng cố trật tự quốc tế hiện hành.

III. Yếu kém của ta trong đối mặt với dã tâm Trung Quốc độc chiếm Biển Đông

Khỏi phải nói về dư luận chân chính tại nhiều nước trên thế giới bác bỏ yêu sách phi lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 vạch, để bàn thẳng vào những vấn đề đang đặt ra cho nước ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn thiêng liêng biển, đảo, và vùng trời vùng biển của đất nước.

Nếu liệt kê các sự việc đã xảy ra để đánh giá một cách có hệ thống, có thể đi tới nhận xét chung đầu tiên cần được quan tâm, đó là: Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ cách đây hai thập kỷ[3], Việt Nam ở trong tình thế càng ra sức bầy tỏ thiện chí, càng nhân nhượng để tìm cách giải quyết hòa bình những tranh chấp và xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc càng lấn tới.

Đặt cách hành xử của Trung Quốc sang một bên, không thể không tìm hiểu xem về phía ta có những yếu kém gì mà để cho phía Trung Quốc có thể khai thác, gây ra cục diện ngày càng lấn tới như vậy.

Phải chăng những yếu kém chủ yếu về phía lãnh đạo của ta là:

(a)     không hiểu rõ và sợ sức mạnh Trung Quốc,

(b)    bị Trung Quốc thao túng,

(c)     mối lo về khủng hoảng ý thức hệ – sợ rằng cuộc đấu tranh chống các âm mưu bành trướng bá quyền Trung Quốc ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ chính trị nước ta và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã vạch ra,

(d)    để cho sự bất cập và tha hóa của bộ máy điều hành đất nước ngày càng gia tăng.

Bốn yếu kém nêu trên gây ra cho nước ta không ít khó khăn, giảm sức đề kháng của đất nước, phía Trung Quốc đã ra sức khai thác.

Về kinh tế, nước ta đứng trước tình hình toàn bộ xuất siêu của ta tại tất cả các thị trường nước ngoài khác hầu như chỉ đủ hay gần đủ bù cho nhập siêu của ta từ Trung Quốc, 60 – 70% nguyên liệu cho hàng gia công hàng xuất khẩu của ta phải nhập từ Trung Quốc, liên tiếp trong nhiều năm gần đây 80 – 90% các công trình công nghiệp mới, trước hết là các nhà máy nhiệt điện, đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều vấn đề về chất lượng, giá cả… Ngoài ra còn có vấn đề bô-xít, vấn đề titan, việc Trung Quốc mua vơ vét các khoáng sản khác, thuê đất thuê rừng.., và biết bao nhiêu vấn đề trong biên mậu giữa hai nước: hàng nhập lậu vào nước ta không sao kiểm soát nổi, các thủ đoạn lũng đoạn việc xuất khẩu các sản phẩm của ta, vân vân…Tất cả tạo ra cho nước ta một tình trạng lệ thuộc rất nguy hiểm về kinh tế. Mấy ngày gần đây từ Hongkong đã phát đi tín hiệu Trung Quốc sẽ trả đũa Việt Nam bằng kinh tế liên quan đến Biển Đông… Chưa nói đến đòi hỏi bức thiết: Đứng sát nách Trung Quốc, đất nước ta sẽ lựa chọn một chiến lược phát triển như thế nào, để sớm ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay, đổi mới cơ cấu kinh tế để chuyển sang phát triển bền vững, nhất là để không bị “cái công xưởng của thế giới” đè bẹp?

Về chính trị, do phía ta kỳ vọng nhiều vào quan hệ giữa hai đảng và vào giải quyết thông qua hội đàm trao đổi giữa lãnh đạo hai nước, nên không kiên quyết chống lại những sai trái của phía Trung Quốc, không công khai hóa trước dư luận trong nước cũng như trước dư luận thế giới việc ta chống lại những hành động sai trái này. Không hiếm trường hợp báo chí của ta được chỉ đạo phải làm nhẹ hay làm ngơ sự việc xảy ra, bưng bít thông tin. Chính vì nặng về hòa hiếu, thiếu sự kiên quyết và thiếu sự công khai minh bạch như vậy trong đấu tranh chống các sai trái của Trung Quốc, nên phía Trung Quốc càng được thể lấn tới. Cách làm này khiến cho nhiều bộ phận nhân dân trong nước không nắm rõ được thực trạng nguy hiểm hiện nay trong quan hệ hai nước– nhất là các bước đi quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, không khí “hiếu chiến bành trướng” thù địch với Việt Nam rầm rộ trên báo chí Trung Quốc, sự lũng đoạn của Trung Quốc gây ra trong nội bộ kinh tế, chính trị, xã hội nước ta… Có nhiều sự việc nghiêm trọng xảy ra mà nhân dân không được thông tin đầy đủ và kịp thời… Cách làm như vậy khiến cho nhân dân lo lắng, nghi ngờ hoặc thậm chí mất lòng tin vào lãnh đạo, hệ quả là không huy động được sự hậu thuẫn nhất thiết phải có của toàn dân trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, làm thất bại các hành động lấn tới của Trung Quốc. Lịch sử quan hệ Việt – Trung cho đến nay chưa có một tranh chấp nào có thể giải quyết thành công và bảo vệ được chủ quyền và lợi ích quốc gia thông qua ngoại giao đi đêm theo cái kiểu đánh tam cúc, cho đến hôm nay rút cuộc vẫn là cục diện ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Cách làm này khiến cho dư luận thế giới khó hiểu – báo chí nước ngoài có lúc phải bình luận: Việt Nam bị mất cắp mà không dám la làng thì ai dám cứu!?

Về đối ngoại, vì nặng về hòa hiếu, và nhất là vì không hiểu rõ và sợ Trung Quốc (điểm “a”), vì những mối lo dính dáng đến ý thức hệ như đã nêu trên (điểm “c”) và vì nhiều yếu kém khác, tự ta cũng gây ra cho mình nhiều bất lợi lớn, không tận dụng được vị thế của đối ngoại đất nước cho sự nghiệp bảo vệ lợi ích quốc gia liên quan đến những hoạt động đối ngoại của ta bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống lại những hành động xâm chiếm và ngày càng lấn tới của Trung Quốc trên Biển Đông.

Điểm cần lưu ý thế mạnh trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này của ta là có cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, có chính nghĩa; nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn hòa bình ổn định và mở rộng hợp tác trong khu vực hoàn toàn phù hợp với lợi ích của cộng đồng các quốc gia trong khu vực, phù hợp với trào lưu hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên toàn thế giới. Thế mạnh của ta là cộng đồng thế giới dứt khoát không thể chấp nhận yêu sách của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 vạch và mưu đồ độc chiếm Biển Đông; vì để chuyện này xẩy ra, trật tự quốc tế hiện nay sẽ bị phá vỡ. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng trong hai thập kỷ qua kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc nước ta tháng 2-1979, thế mạnh này của ta không được phát huy, cuộc chiến tranh xâm lược này hầu như bị lãng quên, thậm chí bị xóa đi, không phải với nghĩa khép lại quá khứ. Trong khi đó ta càng chú trọng “hòa hiếu giữ gìn đại cục quan hệ hai nước”, Trung Quốc càng lấn tới với kết cục như hôm nay.

Thế mạnh của ta là hầu hết các quốc gia trong cộng đồng quốc tế – ngoại trừ Trung Quốc – đều mong muốn có một Việt Nam cường thịnh và phồn vinh, từ đó có khả năng đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực cũng như trong phạm vi thế giới. Thế mạnh của ta là nhiều nước – nhất là các cường quốc – mong ta trở thành đối tác chiến lược vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển; cục diện thế giới ngày nay cũng vô cùng thuận lợi cho nước ta thực hiện mục tiêu vô cùng quan trọng này. Song cơ hội ngàn năm có một này đang có nguy cơ vuột mất, nguyên nhân chính là do ta nói được nhưng không làm được bao nhiêu trong thực tế. Nhiều nước thỏa thuận nâng quan hệ với ta lên tầm đối tác chiến lược, nhưng do ta nặng về hòa hiếu gìn giữ đại cục quan hệ Việt – Trung, nặng về “chống diễn biến hòa bình”, do nhiều bất cập khác của ta trên mọi mặt nội trị, kinh tế, ngoại giao.., nên kết cục sự hợp tác của ta đạt được với các đối tác chiến lược này đạt kết quả thấp xa so với mong đợi, vị trí đối ngoại của nước ta trong chiến lược đối ngoại của các đối tác chiến lược này cũng thấp so với đòi hỏi và khả năng ta có thể thiết lập được. Một mặt trận đối ngoại như ta đang tiến hành như thế làm sao có thể trong nước thì thu phục nhân tâm về một mối, trên thế giới thì tạo ra được sự hậu thuẫn vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia và môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước? Cạnh siêu cường Trung Quốc đang lên và đói tất cả mọi thứ, câu hỏi này càng vô cùng nóng bỏng với nước ta.

Chỉ có thể rút ra kết luận: Để bảo vệ được chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, và vùng trời vùng biển của quốc gia, chống lại việc Trung Quốc ngày càng lấn tới trên con đường thực hiện cái lưỡi bò 9 vạch, trước hết và nhất thiết cần ra sức khắc phục những yếu kém của chính nước ta.

Đời đời sống cạnh Trung Quốc, xin đừng giây phút nào quên sức mạnh của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên hết và trước hết là chính dân tộc Việt Nam ta đã được thử thách, tôi luyện trong lịch sử; và ngày nay dân tộc ta đang cần một thể chế dân chủ có khả năng phát huy sức sống mãnh liệt và nghị lực sáng tạo của dân tộc mình, vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất dân chủ và giàu mạnh đang rất thuận lòng với trào lưu của nhân loại tiến bộ thời đại ngày nay. Muốn hòa hiếu gìn giữ đại cục quan hệ Việt – Trung, càng nhất thiết phải xây dựng nên một Việt Nam như thế.

VI. Thay lời kết: Suy nghĩ về cuộc đấu tranh sắp tới

Tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 vạch, trước hết và trên hết phải xuất phát từ ý chí dựa hẳn vào dân tộc và dứt khoát không sợ bạo lực nham hiểm của quyền lực Trung Quốc. Chừng nào giữa nhân dân và chế độ chính trị của đất nước là một, chừng nào chế độ chính trị của đất nước gần như đồng nghĩa với Tổ quốc, đất nước Việt Nam ta là bất khả chiến bại. Chiến thắng của dân tộc ta đánh bại tất cả các cuộc xâm lăng đã xảy ra trong lịch nước ta cho đến hôm nay khẳng định chân lý này. Lịch sử như thế đã chứng minh không thể phản bác được sức mạnh bất khả kháng của nước ta chính là sức mạnh của dân tộc và dân chủ.

Mặt trận trên Biển Đông là mặt trận rất nóng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, Trung Quốc đang dồn sức tiếp tục giành thế lấn tới. Song mặt trận số một Trung Quốc đang dồn hết khả năng và thủ đoạn để giành thắng lợi là khoét sâu các yếu kém trong nội bộ phía ta (4 yếu kém a, b, c, d), để tạo ra một Việt Nam èo uột. Đây là âm mưu thâm độc của quyền lực Trung Quốc, muốn tạo ra một nước Việt Nam chư hầu kiểu mới, để dễ sai khiến và để tạo thanh thế uy hiếp trong khu vực. Thực tế Trung Quốc ngày càng lấn tới, đang thao túng đất nước ta trên một số phương diện, chứng tỏ quyền lực Trung Quốc đã đi được những bước nhất định trong kịch bản tạo ra một Việt Nam èo uột.

Trung Quốc toan tính giành được thắng lợi trên mặt trận số một tạo ra một Việt Nam èo uột này, Trung Quốc sẽ giành được toàn thắng trên mặt trận Biển Đông. Kịch bản một Việt Nam èo uột là ưu tiên số 1 của Trung Quốc trong chiến lược đối ngoại đối với Việt Nam[4]. Về phía ta, ta cũng cần nhận định dứt khoát: Làm Trung Quốc thất bại trên mặt trận số một này, làm thất bại âm mưu tạo ra một Việt Nam èo uột, Việt Nam sẽ có tiền đề vững chắc bảo vệ bất khả xâm phạm chủ quyền quốc gia, biển, đảo, vùng trời vùng biển của mình trên Biển Đông, đồng thời có khả năng, có tư thế, có tư cách gìn giữ đại cục quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc.

Đặt vấn đề với cách nhìn nhận như vừa trình bầy trên, sẽ có được chủ trương, các bước đi đúng đắn, phát huy được sức mạnh của đất nước cũng như giành được sự hậu thuẫn cần thiết của cộng đồng quốc tế, sẽ cho phép đẩy lùi sự lấn tới của Trung Quốc, gìn giữ được hòa bình ổn định trong khu vực. Muốn ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc leo thang quân sự và sử dụng vũ lực trên Biển Đông, muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc khiêu khích gây ra xung đột vũ trang.., lại càng phải làm như vậy.

Tình hình đã chín muồi cần có một hình thức, một tinh thần Diên Hồng của đất nước cho những vấn đề sống còn hôm nay, về kinh tế cũng như chính trị, về đối nội cũng như đối ngoại. Lãnh đạo đất nước vào thời điểm lịch sử này chính là tạo ra cho đất nước một tinh thần Diên Hồng, một Diên Hồng như thế! Cần có lòng tin vào tinh thần yêu nước của nhân dân, lòng tin vào trí tuệ và ý thức chính trị sắc bén của nhân dân để thực hiện một tinh thần Diên Hồng hay một Diên Hồng rất đáng phải có vào lúc này. Cần phải gạt bỏ những suy nghĩ sai trái coi nhân dân là ấu trĩ, coi nhân dân là dễ bị kích động, dễ manh động, dễ bị lợi dụng… Cần phải loại bỏ những việc làm cản trở lòng yêu nước của nhân dân, loại bỏ sự dè dặt không dám bàn bạc với nhân dân để định liệu những vấn đề sinh tử của đất nước, thoái chí không dám tạo ra một tinh thần Diên Hồng hay tiến hành một Diên Hồng như thế!

Không làm, hay không làm được một Diên Hồng như vậy lúc này là không làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo và đi ngược lại lợi ích của đất nước. Đơn giản vì đương đầu với dã tâm của quyền lực Trung Quốc lúc này, nhất thiết phải phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc.

Xin nói thêm: Để tránh bị các thế lực thù địch với một Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giầu mạnh có thể lợi dụng, khiêu khích, kích động nhân dân ta, để nước ta có thể tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết, thông minh, có tầm nhìn trí tuệ, có lý có tình, một cuộc đấu tranh được cả lòng dân và lòng thiên hạ, để nước ta có thể tránh được tình trạng đục nước béo cò cho bất kỳ loại nào trong bất kỳ tình huống nào, để chủ động ngăn chặn bất kỳ cái bẫy nào giăng ra chống lại nước ta bằng bất kỳ thủ đoạn nào bạo lực hay không bạo lực, để loại bỏ bất kỳ sự mua bán lợi ích nào trên đầu nước ta giữa các nước bên thứ ba, để có thực lực kiên định tìm kiếm được giải pháp hòa bình cho những vấn đề đặt ra trên Biển Đông, để giữa nhân dân và lãnh đạo là sự thống nhất không gì phá vỡ được, nhất thiết phải có một tinh thần Diên Hồng, một Diên Hồng như thế.

Quyền lực Trung Quốc đang lấn tới, nên đã đến lúc phải gạt bỏ mọi trói buộc ý thức hệ, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phải dứt khoát khép lại quá khứ và phải trên nền tảng của dân chủ tạo ra đoàn kết hòa hợp dân tộc, để bảo vệ và xây dựng đất nước thành công. Điều này cũng có nghĩa là đã đến lúc phải có một Diên Hồng như thế!

Chẳng lẽ vận mệnh lúc này của đất nước không đáng có một tinh thần Diên Hồng hay một Diên Hổng như thế? Song vận mệnh đất nước lúc này cũng vô cùng nghiêm khắc, đặt ra cho mỗi người Việt Nam dù là ai sự lựa chọn duy nhất: Có sống vì đất nước hay không? – với tất cả tinh thần và ý nghĩa “tồn tại hay không tồn tại” (to be or not to be!).

Cần nhìn thẳng vào những cái yếu không thể khắc phục được của Trung Quốc, đó là tính phi nghĩa và phi pháp trong các yêu sách và hành động của họ trên Biển Đông, là bạo lực nham hiểm của quyền lực Trung Quốc đi ngược với trào lưu phát triển của trật tự thế giới đang diễn ra, nên cả thế giới lo ngại và không thể khoanh tay đứng nhìn, là những yếu kém ngay trong nội tình đất nước Trung Quốc khiến cho Trung Quốc luôn luôn phải tìm cách hướng các yếu tố gây bùng nổ trong nước ra bên ngoài, là sự phát triển ồn ào đối nội cũng như đối ngoại của chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị có tên gọi là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là các nguy cơ phân rã và đổ vỡ trong nước – trước hết do tình trạng mất dân chủ, sự phân hóa xã hội nghiêm trong, sự tàn phá môi trường, là các thủ đoạn che đậy, rất sợ công khai minh bạch nên thường phải nói một đằng làm một nẻo… Các yếu kém của Trung Quốc ngày nay còn lộ rõ ở chỗ ngày càng nhiều nơi có bàn chân quyền lực Trung Quốc đặt tới – dù là ở Mỹ Latinh, châu Phi, châu Úc, châu Á, đã bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn tại chỗ với Trung Quốc… Thế giới đang sợ nhiều hơn là chào đón một Trung Quốc đang ngoi lên như vậy thành siêu cường.

Cái yếu cơ bản nhất của Trung Quốc trong đối ngoại có lẽ là ở chỗ sự phát triển của Trung Quốc mâu thuẫn với xu thế phát triển của trật tự thế giới trong thời đại ngày nay là hòa bình, dân chủ, nhân quyền, thân thiện với môi trường và cùng phát triển, là ở chỗ giữa văn minh nhân loại ngày nay với văn hóa Trung Quốc có khoảng cách phát triển rất lớn. Cho nên một ngày nào đó, dù có thể sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, song Trung Quốc có thể sẽ gây thêm nhiều vấn đề cho thế giới, chứ không thể lãnh đạo thế giới, vân vân…Muốn không đánh giá thấp và cũng không sợ Trung Quốc, cần tìm hiểu rõ những điểm yếu này.

Dựa vững chắc vào nhân dân, nắm vững chắc chính nghĩa và tính pháp lý quốc tế, tranh thủ sự hẫu thuẫn của cộng đồng quốc tế và cùng đi với trào lưu tiến bộ của cả thế giới[5], đặt lợi ích quốc gia lên trên hết với tất cả sự kiên định và đấu tranh công khai minh bạch, đấy là tiền đề cho mọi bước đi và các chủ trương chính sách của nước ta về Biển Đông thành công trong việc gìn giữ được hòa bình ổn định trong khu vực, bảo vệ chủ quyền, biển, đảo vùng trời vùng trời vùng biển của nước ta trên Biển Đông.

 

Hà Nội, đầu tháng 6, 2011

 

Chữ viết tắt:

ANTĐ      : Báo An Ninh Thủ Đô

ANTG      : Báo An Ninh Thế Giới

BTTH      : Bản Tin Tổng Hợp

CG&DT   : Báo Công Giáo & Dân Tộc

CAND     : Báo Công An Nhân dân

CATP      : Báo Công An TPHCM

DLVN      : Báo Du Lịch Việt Nam

DT           : Báo điện tử Dân Trí (http://dantri.com.vn)

ĐĐK        : Báo Đại Đoàn Kết

ĐN           : Báo Đồng Nai

ĐV           : Báo Đất Việt

GDTP      : Báo Giáo Dục TPHCM

GD&TĐ   : Báo Giáo Dục & Thời Đại

GPVO     : Trang web Giáo phận Vinh (http://giaophanvinh.net)

HNM       : Báo Hà Nội Mới

KTNT      : Báo Kinh Tế Nông Thôn

LĐ           : Báo Lao Động

NLĐ        : Báo Người Lao Động

NVCL      : Nữ Vương Công Lý (http://nuvuongcongly.net)

PLTP       : Báo Pháp Luật TPHCM

PNTP      : Báo Phụ Nữ TPHCM

QĐND     : Báo Quân Đội Nhân Dân

RFA        : Đài Á Châu Tự Do (http://www.rfa.org)

RFI          : Radio France Internationale (http://www.rfi.fr)

SBV        : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

SGGP     : Báo Sài Gòn Giải Phóng

SGT         : Báo Saigon Times

SGTT      : Báo Saigon Tiếp Thị

SK&ĐS   : Báo Sức Khỏe & Đời Sống

TGPHN   : Website Tổng giáo phận Hà Nội (www.tgphanoi.org)

TGPH      : Website Tổng giáo phận Huế (http://tonggiaophanhue.net)

TM           : Báo Thương Mại

TN           : Báo Thanh Niên

TP            : Báo Tiền Phong

TT            : Báo Tuổi Trẻ

TTCT       : Báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần

TTPLDS : Trang Thông Tin Pháp Luật Dân Sự (Civillawinfor)

TT&VH    : Báo Thể Thao & Văn Hóa

TTXVN    : Thông tấn xã Việt Nam

UCAN     : Hãng tin Công giáo Á châu (www.ucanews.com)

VCT         : Việt Catholic (www.vietcatholic.org)

VE           : Thời báo kinh tế Việt Nam

VNE        : Báo điện tử VN Express (www.vnexpress.net)

VNN        : Báo điện tử Vietnam Net (www.vnn.vn)

VOA        : Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ

VOV        : Đài Tiếng Nói Việt Nam

WGPSG : Website Tổng giáo phận TPHCM (www.tgpsaigon.net)

WHĐ       : Trang thông tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam (www.hdgmvietnam.org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Support by Blog Sodiyc & Acun
Member of Kopizine and Loenpia.net