About Me

HÀNG ĐỘI TỰ TRỊ



I - Khái niệm :
Trong PPHĐ nhờ hệ thống hàng dọc, làm việc phổ biến xuống tận đơn vị nhỏ và căn bản nhất là hàng đội làm cho đơn vị đội quan trọng và có giá trị làm thăng tiến đoàn thể. PPHĐ chú ý hỗ trợ, huấn luyện các trưởng đơn vị, đặc biệt đơn vị đội sao cho đội có thể phát huy hết tinh thần khả năng của mình, nhờ đội mạnh mà cả đoàn cùng tiến nhanh. Trong hàng đội tự trị lại xoáy mạnh thêm tinh thần đồng đội, tổ chức đội và những hoạt động của đội hỗ trợ cho sự thành công của PPHĐ.

II - Đội tự trị là gì
Tự trị là tự quản lấy nhau. Đội tự trị là đơn vị cấp thấp nhất trong đoàn là một nhóm bạn cùng trang lứa từ 7-12 người tự quản lấy nhau, tự liên kết với nhau để hoàn thành bổn phận của mình trong đoàn thể, đội tự trị được độc lập sáng tạo và phát huy hết tinh thần khả năng của đội.
Trẻ được trao trách nhiệm thực sự sẽ dấn thân rất hăng say, những gì các em tự mình làm được dù không hoàn hảo nhưng các em sẽ rất trân trọng và hứng  thú, gây cho các em tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp các em có óc sáng kiến và suy tư và tự phát triển mọi năng lực tiềm ẩn.
III - Mục đích :
Ngoài việc hỗ trợ cho PPHĐ, đội tự trị còn giúp trẻ tự quản, tự giáo dục, xây dựng ý thức kỷ luật chung, cùng nhau làm điều tốt, dám lãnh nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm. Qua đó làm phát triển tính khí, năng lực, tình đồng đội, tinh thần phục vụ, nhất là đào tạo được những khả năng kế thừa.

IV - Tổ chức đội và nhiệm vụ của các chức vụ
Tuy là đơn vị nhỏ nhưng tổ chức đội cũng giống một gia đình, một xã hội thu nhỏ, làm việc có tổ chức trên dưới, có phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên đều cùng gánh vác trách nhiệm chung trong đội. Tránh không ra lệnh, chỉ tay năm ngón

A. Đội trưởng :
-   Điều khiển chung mọi công việc trong đội
-   Phân công công tác và các chức vụ khác trong đội
-  Thúc giục đội viên đi sinh hoạt đầy đủ và thi hành nhiệm vụ chu đáo.

B. Đội phó :
- Vì đội Trưởng không thể làm tất cả mọi việc nên cần có đội Phó giúp. Đội Phó cũng được huấn luyện như đội Trưởng, vì sẽ thay đội Trưởng điều khiển đội khi đội trưởng vắng mặt. 
- Giúp đội trưởng trông coi đội và điều khiển đội khi đội trưởng vắng mặt, nhắc nhở đội viên giữ trật tự, thinh lặng trong giờ học tập

C. Đội Viên và các chức vụ trong đội 
1. Thư ký : Nhiệm vụ giữ sổ sách chung của đội, ghi chép biên bản , văn thư
2. Thủ quỹ: Nhiệm vụ thu chi tiền quỹ đội, giữ sổ thu chi của đội. 
3. Quản trò: Nhiệm vụ tìm trò chơi, băng reo, kịch… 
4. Quản ca: Nhiệm vụ tìm bài hát, vũ điệu mới cho đội. 
5. Liên lạc: Nhiệm vụ chuyển văn thư, thông tin cho đội viên, 
6. Quản bếp Nhiệm vụ: Lo bữa ăn khi đi trại, giữ gìn dụng cụ bếp. 
7. Y tá :Nhiệm vụ Lo thuốc men khi đi trại, biết sử dụng hững thuốc thông thường và băng. 
8. kỹ thuật Nhiệm vụ: Lo lều cổng, kỹ thuật khi đi trại, biết nút dây.

V - Khả năng và đức tính của người đội trưởng của đội trưởng

A. Khả Năng Chuyên Môn:
1. Biết soạn thảo và điều khiển chương trình họp đội
2. Biết điều khiển sinh hoạt: Tập hát, trò chơi, băng reo v.v...
3. Biết soạn thảo các báo cáo sinh hoạt đội
4. Biết hướng dẫn và tổ chức cho Đội trong mọi nhiệm vụ được giao
5. Biết cách tổ chức hành chánh cho Đội.
B.Tư Cách  của đội trưởng :
            1. Có tư cách và tác phong đứng đắn, chững chạc.
2. Hòa nhã, khiêm tốn
3. Hy sinh và vâng lời cấp trên
4. Có tác phong của một người chỉ huy chu đáo.
D. 10 Đức tính cần có của Đội trưởng

1. Có lòng đạo đức, có tinh thần dấn thân phục vụ
2. Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, khả năng
3. Kiên nhẫn trong học tập và lãnh đạo đội.
4.  Luôn chu toàn bổn phận, chu toàn trách nhiệm tông đồ
5. Sẵn sàng nhận trách nhiệm khi được giao phó
6. Có lòng bác ái, vị tha.
7. Công bằng.
8. Hy sinh.
9. Vui vẻ, hòa nhã.
10.Nêu gương tốt

  VI - Sinh hoạt đội:

 - Họp đội : Thường xuyên họp đội (hàng tuần). Họp đội để chuẩn bị cho các sinh hoạt như học tập, trò chơi, cắm trại, ca hát, thực hiện công tác bác ái, chương trình thi đua của đoàn…Họp đội tạo cho trẻ luôn có sự hoạt động vì bản chất của tuổi trẻ là năng động. Trong khi họp, thỉnh thoảng đội có thể mời Chi trưởng đến để hướng dẫn một số việc.
- Lợi ích của họp đội: để “biết, để thân, để hiểu, để bàn thảo, và để học cách chi huy lãnh đạo
Công việc đạo đức trong đội : Ngoài thánh lễ giới, động viên nhau tham dự giờ chầu, và các việc phụng vụ khác,
Công tác tông đồ bác ái : Tìm việc bác ái hữu ích cho đội như : thăm viếng người gia, ốm đau, trẻ khuyết tật…
Thi đua và khen thưởng : Tổ chức thi đua khen thưởng các nhân trong đội như xiêng năng, chăm chỉ, đúng giờ…

Tóm tắt : Hàng đội tự trị là phương pháp “đồng đẳng” nghĩa là dùng chính các em tự cai quản lẫn nhau, tin tưởng và giao trách nhiệm cho các em được tự do sáng tạo, sao cho các em có thể phát huy hết tinh thần, khả năng và đạo đức để đội mạnh thì đoàn tiến. Và việc giáo dục trẻ có hiểu quả khi chúng tự lập và thăng tiến mọi mặt trong đoàn thể./.

Kinh Tông Đồ Đội Trưởng

          Lạy Chúa Giêsu,/ Chúa đã chọn con làm tông đồ trong giới trẻ./ Nay con đến trươc mặt Chúa /để thưa với Chúa về anh em của con/ và để dâng phó đội con cho Chúa./ Xin Chúa ban cho chúng con được biết ân cần trở nên những người con của Chúa, /biết cứu rỗi nhiều linh hồn./ Xin Chúa gìn giữ chúng con luôn trung thành đọc kinh dâng ngày /để trót đời chúng con hoá nên một kinh nguyện./ Xin Chúa ban cho chúng con được lòng hy sinh, /biết làm những việc khó nhọc mà dâng cho Chúa./ Xin cho đội chúng con biết đoàn kết yêu thương nhau. /Xin cho chúng con luôn siêng năng chịu lễ để được  thanh sạch, /vâng lời,/ trung thành và sốt sắng để đưa các linh hồn về cho Chúa./

          Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương các Tông đồ. /Xin Mẹ dạy cho chúng con biết cầu nguyện. /Xin Mẹ che chở đội chúng con, /ban cho chúng con mối tình yêu tha thiết của Mẹ/ và sự nhiệt thành của các Tông đồ. Amen.

CÁC BẠN ĐỘI TRƯỞNG THỬ LÀM BÀI SAU ĐÂY ĐỂ BIẾT MÌNH ĐANG Ở MỨC NÀO


TÔI LÀ ĐỘI TRƯỞNG
( Không đề tên  -  điền dấu “X” vào các ô yếu, trung bình, khá do bạn tự nhận xét  )


  1. KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

YẾU
TRUNG
BÌNH
KHÁ
1. Biết soạn thảo và điều khiển chương trình họp đội



2. Biết điều khiển sinh hoạt: Tập hát, trò chơi, băng reo v.v...



3. Biết soạn thảo các báo cáo sinh hoạt đội



4. Biết hướng dẫn và tổ chức cho Đội trong mọi nhiệm vụ được giao



5. Biết cách tổ chức hành chánh cho Đội.







B.Tư Cách  của đội trưởng :

1.Có tư cách và tác phong đứng đắn, chững chạc.



2. Hòa nhã, khiêm tốn



3. Hy sinh và vâng lời cấp trên



4. Có tác phong của một người chỉ huy chu đáo.







D. 10 Đức tính cần có của Đội trưởng

1. Có lòng đạo đức, có tinh thần dấn thân phục vụ



2. Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, khả năng



3. Kiên nhẫn trong học tập và lãnh đạo đội.



4.  Luôn chu toàn bổn phận, chu toàn trách nhiệm tông đồ



5. Sẵn sàng nhận trách nhiệm khi được giao phó



6. Có lòng bác ái, vị tha.



7. Công bằng.



8. Hy sinh.



9. Vui vẻ, hòa nhã.



10.Nêu gương tốt













Lưu ý : sau khi đánh dấu x bạn tự chấm điểm : yếu = 1 điểm; trung bình = 2 điểm; khá = 3 điểm.
             Bạn tổng cộng số điểm – nếu số điểm tổng cộng là 40 điểm trở lên, bạn là người có nhiều cố gắng và sẽ thành công trong tương lai, nếu điểm dưới 40, bạn sẽ phải nỗ lực thêm để thành công trong cuộc đời.

Chimen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Support by Blog Sodiyc & Acun
Member of Kopizine and Loenpia.net