Thực tình mà nói “mặc những áo quần ngắn” (xin tạm gọi như vậy) thì thật là tiện cho phái Nữ vì: chuẩn bị nhanh, sử dụng sinh hoạt thuận tiện đi lễ xong có thể đi chơi, đi ăn hoặc đi công việc luôn, đứng ngồi quỳ cũng dễ vì không phải giữ ý tứ nhiều …
Nếu được hỏi và trả lời cách nghiêm túc cánh con trai đàn ông chúng tôi: khi dự lễ bạn thích “Phe Nữ” mặc áo dài thướt tha, dễ thương, đằm thắm hay thích Họ “mặc những áo quần ngắn” cho nhanh nhẹn năng động? Chắc một điều rằng đa số sẽ thích phái Nữ mặc áo dài.
“… Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt…”.
Đọc thấy mà mến mà yêu những ai mặc áo dài! Tự hào.
Thời gian gần đây, Cha Xứ (cùng là chúng tôi) đang mời gọi các Bà; các Chị và các Em gái ráng chịu khó thêm một tý nữa, mặc những chiếc áo dài để đi dự thánh lễ (nhất là Lễ Chúa Nhật). Qua chiếc áo dài chúng tôi cảm nhận được lòng tự trọng của Phái Nữ, Cộng đoàn cũng được trân trọng vì nét đẹp của Người Nữ mà Chúa ban cho nhân gian. Và nhất là Thiên Chúa và Cộng đoàn sẽ hài lòng vì các Bà; các Chị và các Em đã cho mọi người bài học biết bỏ ý riêng của mình để khiêm tốn vâng phục Chủ Chăn, tập cho con em của mình biết quý trọng nhân phẩm cao quý của Người Nữ, cố gắng giữ gìn trang phục truyền thống đẹp của Dân Việt . . . đây mới là cái đẹp đích thực và bền vững.
Cùng phái Nữ, bên Nam ta cũng cố gắng đi dự Thánh lễ với áo quần; giày dép (quai sau) lịch sự gọn gàng sạch đẹp, người không có “mùi hèm”, “mùi thập cẩm”. Tất cả mọi người đều ý thức thể hiện nét văn hóa ứng xử với nhau và với Thiên Chúa khi tham dự Bữa Tiệc Tình Yêu này. Mong lắm!
Thời gian gần đây, Cha Xứ (cùng là chúng tôi) đang mời gọi các Bà; các Chị và các Em gái ráng chịu khó thêm một tý nữa, mặc những chiếc áo dài để đi dự thánh lễ (nhất là Lễ Chúa Nhật). Qua chiếc áo dài chúng tôi cảm nhận được lòng tự trọng của Phái Nữ, Cộng đoàn cũng được trân trọng vì nét đẹp của Người Nữ mà Chúa ban cho nhân gian. Và nhất là Thiên Chúa và Cộng đoàn sẽ hài lòng vì các Bà; các Chị và các Em đã cho mọi người bài học biết bỏ ý riêng của mình để khiêm tốn vâng phục Chủ Chăn, tập cho con em của mình biết quý trọng nhân phẩm cao quý của Người Nữ, cố gắng giữ gìn trang phục truyền thống đẹp của Dân Việt . . . đây mới là cái đẹp đích thực và bền vững.
Cùng phái Nữ, bên Nam ta cũng cố gắng đi dự Thánh lễ với áo quần; giày dép (quai sau) lịch sự gọn gàng sạch đẹp, người không có “mùi hèm”, “mùi thập cẩm”. Tất cả mọi người đều ý thức thể hiện nét văn hóa ứng xử với nhau và với Thiên Chúa khi tham dự Bữa Tiệc Tình Yêu này. Mong lắm!
Vậy nhé “Áo Dài ơi”!
Canhcobg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét