Trong những ngày gần đây, đến những trung tâm ý tế, ta thấy có rất nhiều bệnh nhi. Đa phần là bị triệu chứng nóng sốt. Hôm qua, có dịp đến thăm nhà của một người bạn ở Bình Giả, tôi thấy có cháu bé bị nóng sốt, gương mặt cháu đỏ ửng và miệng thì luôn chúm lại như ngậm kẹo. Tôi bảo với bạn nên đưa cháu đi bệnh viện để khám xem triệu chứng gì. Bạn tôi bảo rằng "nó mọc răng, không chi mô!". Khi cho cháu uống efferalgn nhưng vẫn không hạ nhiệt. Sáng hôm nay, bạn tôi đã đưa cháu nhỏ đến bệnh viện Nhi Đồng I Sài gòn thì được biết cháu đã bị bệnh Tay Chân Miệng và phải nhập viện. Theo thông tin từ người bạn tôi cho biết, hiện giờ (ngày 22.11.2011) Biện viện đã quá tải về các ca bệnh này, các bệnh nhi phải nằm ra ngoài hành lang vì không còn chỗ.
Chính vì thế, tôi gửi thông tin này đến cộng đồng xứ Bình ta để các bậc phụ huynh có con nhỏ lưu tâm đến căn bệnh chưa có vacxin để phòng ngừa và chưa có thuốc để đặc trị. Để phòng ngừa xin quý phụ huynh giữ vệ sinh thật tốt từ nhà cửa và các nguyên nhân có mầm bệnh từ người lớn lây cho con trẻ.
Xin quý phụ huynh đừng xem nhẹ mà bỏ qua việc này
Sau đây là một vài thông tin cập nhật từ các trang báo gửi đến quý vị để tham khảo:
THEO BÁO THANH NIÊN
21/11/2011 1:55
Hôm qua, tại TP.HCM, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM) do Bộ Y tế tổ chức.
Cần truyền thông để người dân nắm rõ nguy cơ mắc TCM ở trẻ dưới 5 tuổi - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Tử vong trong quá trình chuyển viện
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tỷ lệ tử vong do TCM tại VN hiện là 0,12%. Dịch có xu hướng giảm từ tháng 10 và hai tuần đầu tháng 11 nhưng không bền vững và một số tỉnh vẫn có số mắc cao như: Thanh Hóa, Quảng Ngãi… VN đã mời các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ về dịch tễ, vi rút, điều trị và truyền thông.
Có đến 50% ca bệnh TCM từ tuyến dưới chuyển lên tuyến trên không an toàn; 33% tự vào viện trong tình trạng nặng. Đáng lưu ý, có 14,6% ca TCM bị chẩn đoán nhầm bệnh khác TS-BS Lương Ngọc Khuê |
TS-BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết: “Có đến 50% ca bệnh TCM từ tuyến dưới chuyển lên tuyến trên không an toàn; 33% tự vào viện trong tình trạng nặng. Đáng lưu ý, có 14,6% ca TCM bị chẩn đoán nhầm bệnh khác. Vì vậy cần tăng cường tập huấn, hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn vì còn tình trạng chẩn đoán nhầm bệnh khác, chuyển viện không an toàn”.
Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cũng nói: “Điều trị bệnh TCM nặng đòi hỏi phương tiện hiện đại; với ca TCM nặng độ 3-4 nếu chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên thì nguy cơ tử vong rất cao, vì vậy việc điều trị tại chỗ là rất cần thiết, ngay từ bây giờ các bệnh viện tuyến dưới phải bắt tay vào”.
Mối lo người lành mang trùng
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, số mắc TCM trong cộng đồng chiếm tỷ lệ cao, đến gần 77%; ở nhà trẻ mẫu giáo là 23%. Tuýp vi-rút gây bệnh TCM do EV 71 trên cả nước là 39,7%, nhưng riêng tại phía Nam mẫu xét nghiệm dương tính với EV 71 lên đến 56,7%. Các ca tử vong phần lớn cũng do EV 71 (chiếm 76%). Hiện cả nước đã ghi nhận 90.189 ca mắc TCM tại 63/63 tỉnh thành, với 153 ca tử vong tại 28 địa phương. Ông Bình lưu ý: “Vi rút gây bệnh TCM lưu hành khá mạnh, điều này thể hiện qua tỷ lệ mẫu xét nghiệm dương tính với vi-rút đường ruột ở mức cao”.
TS-BS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho rằng: “Đáng lưu ý về các trường hợp người lành mang trùng. Xét nghiệm tại tỉnh Hòa Bình có tới 48% người sống cùng ca bệnh có mang vi rút gây bệnh. Với những trường hợp học sinh và giáo viên của lớp có ca bệnh thì tỷ lệ này đến 63%. Tính trung bình khoảng 50% người lành (không có biểu hiện bệnh) có mang vi rút gây bệnh TCM, và có mầm bệnh có thể tồn tại đến 120 ngày. Như vậy, nguy cơ lây lan TCM rất dễ dàng. Xét nghiệm lấy tại nhiều địa phương cho thấy, tỷ lệ lớn mẫu có kháng thể với bệnh TCM, chứng tỏ bệnh đã lưu hành. Nhưng lo ngại là tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi tỷ lệ có kháng thể rất thấp, đó chính là nguyên nhân khiến trẻ khó khăn chống đỡ với bệnh, nguy cơ mắc cao, tỷ lệ tử vong cao”.
Sau khi nghe báo cáo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: Ngành y tế cần tăng cường truyền thông phòng chống bệnh cho các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, nói rõ là không có thuốc đặc trị nên phải lo phòng bệnh cho tốt; phát xà bông cho các hộ gia đình để có thói quen thực hành phòng bệnh tốt. Cần hết sức nỗ lực để khống chế dịch làm sao cho người dân khỏi lo lắng.
10 tỉnh thành có tỷ lệ mắc TCM/100.000 dân cao nhất: đứng đầu là tỉnh Quảng Ngãi (với 524,8 ca/100.000 dân); tiếp đến là Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bến Tre, Hòa Bình, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kon Tum. 10 tỉnh có tỷ lệ chết/100.000 dân cao nhất (từ 0,39 - 1 tử vong/100.000 ca mắc) gồm: Đồng Nai, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Dương, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau, Quảng Ngãi, TP.HCM. 10 tỉnh thành có tỷ lệ chết/mắc cao nhất: Ninh Thuận, Bạc Liêu, Thừa Thiên-Huế; Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Định, Lâm Đồng, Cà Mau. |
Cấp ngay xe cứu thương cho Ninh thuận Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cuối tuần qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: “Việc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch là đúng quy trình và phản ánh đúng thực tế diễn biến của dịch tại địa phương. Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra tình hình và nghe báo cáo của Sở Y tế, việc kiểm soát và đi tới dập dịch tại tỉnh Ninh Thuận chưa đạt yêu cầu”. Cụ thể, công tác tuyên truyền chưa thật sự đến với người dân, họ chưa thật sự hiểu bệnh TCM; đội ngũ cán bộ y tế còn ít và chưa được tập huấn đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của công việc. Điều này dẫn đến việc người dân tỏ ra “lơ mơ” về dịch TCM, thậm chí khi có con em bị sốt siêu vi, cảm cúm... họ cũng tưởng là bệnh TCM nên đưa tới bệnh viện, dẫn đến tình trạng quá tải. Trước mắt Bộ sẽ cấp ngay cho tỉnh một xe cứu thương, đồng thời chỉ đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cử ngay cán bộ ra Ninh Thuận mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế ngay từ cấp xã. Lê Xuân
|
Liên Châu - Thanh Tùng
Tìm "thủ phạm" gây dịch tay chân miệng | ||||||
Thời sự Y Dược - Tin trong nước [ 10/6/2011 | 7:06 GMT+7 ] | ||||||
GiaoDucSucKhoe.net (Theo Tuổi Trẻ) | ||||||
Ngày 9-6, Viện Pasteur TP.HCM cho biết “thủ phạm” gây dịch tay chân miệng tại TP.HCM là virut EV71 phân nhóm C4.
Theo TS.BS Trần Ngọc Hữu - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, chỉ trong năm tháng đầu năm 2011 tại 20 tỉnh, thành phố phía Nam đã có gần 7.000 trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, với 24 ca tử vong. Trong khi cả năm 2010 số mắc khoảng 10.000 ca, tử vong sáu ca. Riêng TP.HCM, từ đầu năm đến tháng 5-2011 có gần 2.700 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 13 ca tử vong. Type gây dịch
Năm 2011 Viện Pasteur TP đã xét nghiệm bệnh phẩm của 174 bệnh nhân có triệu chứng tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 ở TP.HCM và nhiều tỉnh khu vực phía Nam như Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An... gửi đến. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 43/174 ca nhiễm EV71, chiếm tỉ lệ 25% tổng số bệnh nhân có triệu chứng. Trong số những ca dương tính với virut EV71, có năm ca tử vong. Ngoài ra, còn xác định thêm trên chín bệnh nhi bị mắc bệnh tay chân miệng cho thấy có tám bệnh nhi (trong đó hai ca tử vong) tại TP.HCM nhiễm virut EV71 type C4 và một bệnh nhi ở Đồng Tháp nhiễm virut EV71 type C5. Trước đây, dịch tay chân miệng tại VN đều do virut EV71 type C1, C4 và C5 gây ra. Cách đây khoảng nửa tháng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết kết quả xét nghiệm năm mẫu bệnh phẩm từ các ca tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 xác định 2/5 mẫu là EV71 type B2. Và cho rằng B2 lần đầu tiên xuất hiện ở VN. Quan trọng là hồi sức cấp cứu tốt
“Dù dịch tay chân miệng do type EV71 nào gây ra thì việc điều trị, hồi sức cấp cứu cũng như các biện pháp phòng chống dịch lây lan trong cộng đồng là như nhau” - TS Trần Ngọc Hữu khẳng định như vậy. Song mức độ cảnh báo của type C4 sẽ nhiều hơn, vấn đề hậu cần trong phòng chống dịch như thuốc men, hóa chất, dịch truyền phải chuẩn bị chu đáo hơn, chủ động hơn. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể dẫn đến tình trạng thiếu thuốc điều trị, vấn đề này Viện Pasteur cũng đã lưu ý các địa phương để chuẩn bị dự trữ. Trước tình hình dịch tay chân miệng diễn biến bất thường hơn năm trước, ngày 8-6 Cục Y tế dự phòng VN (Bộ Y tế) đã vào làm việc với Viện Pasteur TP.HCM, Sở Y tế TP xung quanh tình hình dịch bệnh này và đã có những chỉ đạo để có các biện pháp kịp thời hạ thấp số ca tử vong. Theo ông Hữu, vừa qua Sở Y tế TP đã thành lập sáu đoàn kiểm tra tình hình phòng chống dịch tay chân miệng. Đồng thời thành lập một hội đồng chuyên môn gồm những chuyên viên có kinh nghiệm rà soát toàn bộ các ca tử vong tại TP để xem lại cách tổ chức điều trị, hồi sức cấp cứu có vấn đề gì không. Riêng Viện Pasteur TP cũng đã có văn bản gửi trung tâm y tế dự phòng các tỉnh thành phía Nam, các bệnh viện đa khoa đề nghị tăng cường giám sát, kết hợp chặt chẽ cùng nhau để giám sát ca mắc; phối hợp cùng ngành giáo dục ở địa phương để giám sát dịch... Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh công bố type C4 gây dịch tay chân miệng do Viện Pasteur TP công bố, chiều 9-6 bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết các mẫu bệnh phẩm của Viện Pasteur TP và Bệnh viện Nhi Đồng 1 gửi qua Đài Loan xét nghiệm của những bệnh nhân khác nhau. Việc xác định type nào không quan trọng, không ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch cũng như chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhi.
Lần đầu có trẻ 13 tuổi tử vong Về trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng của bệnh nhi 13 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (Tuổi Trẻ ngày 9-6), Viện Pasteur TP đang đợi mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này chuyển qua để xét nghiệm và nghiên cứu trường hợp này. Lâu nay bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt ở trẻ 1-3 tuổi, chưa khi nào ghi nhận bệnh xảy ra ở trẻ có tuổi lớn như bệnh nhi này. Ngoài ra, bệnh nhi này không chỉ nhiễm EV71 mà còn bị bệnh sốt xuất huyết. Khả năng đồng nhiễm hai bệnh này trên một bệnh nhi có thể làm bệnh nặng hơn và dẫn đến tử vong. Hôm qua 9-6, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đã có văn bản gửi các phòng y tế quận huyện, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, thông báo hai tuần gần đây đã xuất hiện rải rác những trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng (xuất hiện những nốt mọng nước hình tròn hoặc bầu dục ở tay, chân, miệng khiến trẻ sốt, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ, có thể tử vong) ở Hà Nội. Tuy nhiên, tại Hà Nội chưa có trường hợp tử vong nào. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân cách phòng tránh bệnh. Trường học có hai trẻ mắc bệnh trong một lớp cần cho cả lớp nghỉ mười ngày kể từ ngày bé mắc tay chân miệng khỏi bệnh. Các trường học phối hợp với cơ sở y tế tiến hành khử khuẩn môi trường, vệ sinh đồ chơi, bề mặt bàn ghế, nhà cửa...
VÀ ĐÃ CÓ NHIỀU TỈNH Không công bố dịch tay-chân-miệng vì sợ mang tiếng yếu kém Thứ Hai, 21.11.2011 | 08:37 (GMT + 7) Ngày 20.11, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM). Tại hội nghị, nhiều tỉnh vẫn cho rằng dịch bệnh là do khách quan, nhưng thực tế, không công bố dịch bởi sợ cho là yếu kém. Theo Cục Y tế dự phòng, không chỉ ở VN, bệnh TCM đang diễn biến phức tạp tại một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Ở VN, từ đầu năm 2011 đến nay, số ca mắc TCM đã lên đến 90.189 trường hợp tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó có 153 trường hợp tử vong tại 28 địa phương.
Tới thời điểm này, Ninh Thuận là địa phương duy nhất của VN tiến hành công bố dịch TCM và đã huy động được tổng lực trong việc phòng, chống dịch này. Ngược với tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi là địa phương có tỉ lệ mắc/100.000 dân cao nhất VN là 524,8 và trước đó, lãnh đạo Viện Pasteur Nha Trang đã cho rằng, với tỉ lệ người mắc trên thì tỉnh này có thể công bố dịch. Võ Tuấn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét