Dưới đây là danh sách 10 bí ẩn và mật mã chưa thể khám phá huyền bí nhất.
1. Bản viết tay Voynich
Các mật mã, những bí ẩn và những tác phẩm nghệ thuật công cộng được mã hóa trêu chọc chúng ta bởi những tình tiết bí hiểm của nó: Tại sao thông điệp của chúng được mã hóa? Chúng có thể hàm chứa những đại bí mật nào? Bất chấp sự lao tâm khổ tứ của những sử gia giỏi nhất, những chuyên gia mật mã thông minh nhất và những kẻ săn tìm kho báu quyết tâm nhất, lịch sử đầy ắp những bí ẩn vẫn tiếp tục làm chúng ta bối rối cho đến nay.Được đặt theo tên của người bán sách cổ người Mỹ gốc Ba Lan Wilfrid M.Voynich đã mua nó vào năm 1912, “Bản viết tay Voynich” là cuốn sách dày 240 trang viết tỉ mỉ bằng một ngôn ngữ hoàn toàn không được biết đến. Các trang sách cũng đầy những hình vẽ màu của các biểu đồ kỳ lạ, những hình ảnh của các sự kiện và cây cối không hề giống bất cứ loại nào đã biết, điều này càng làm cho cuốn sách thêm phần bí hiểm mà người ta không thể giải mã. Không ai biết tác giả bản thảo viết tay này là ai, nhưng phân tích carbon phóng xạ đã cho thấy các trang bản thảo được thực hiện đâu đó vào giữa những năm 1404 và 1438. Bản thảo này đã được gọi là“Bản viết tay bí ẩn nhất thế giới”.
Có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc và bản chất của bản thảo này. Một số cho rằng, đây là một dược điển, mô tả các vấn đề kiến thức y học khác nhau của thời trung cổ và sơ kỳ hiện đại. Nhiều bức vẽ các loại thảo mộc cũng khiến người ta phải giả định rằng, nó là cái gì đó đại loại như một cuốn sách giáo khoa dành cho các nhà giả kim thuật. Việc nhiều biểu đồ dường như vẽ các hiện tượng thiên văn, cùng với những phác họa sinh học không xác định được, thậm chí còn khiến một số nhà lý luận giàu tưởng tượng phỏng đoán cuốn sách có thể có nguồn gốc ngoài trái đất.
Song hầu như tất cả các nhà lý luận đều thống nhất ở một điểm cho rằng, cuốn sách này khó có thể là trò đùa khi xét đến thời lượng, số tiền bạc và lao động hết sức tỉ mỉ cần để tạo ra nó.
2. Kryptos
Tác phẩm điêu khắc này gồm bốn phần, và mặc dù ba phần trong số đó đã giải được, song mật mã của phần thứ tư gồm 97 hay 98 ký tự đến nay vẫn không thể bẻ khóa. Năm 2006, Sanborn hé lộ rằng, trong phần thứ nhất có chứa manh mối để giải phá phần bốn, và năm 2010 ông lại tiết lộ thêm một manh mối khác: các ký tự 64-69 NYPVTT trong phần thứ tư giải mã ra có nghĩa là BERLIN.
3. Các mật mã Beale
Trong ba đoạn mã, chỉ có đoạn thứ hai đã giải mã được. Điều thú vị là chính bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ lại là khóa mã. Đây là một chuyện lạ lùng đáng kinh ngạc khi mà Beale còn trùng tên với tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập. Đoạn văn bản giải mã chỉ ra địa điểm chôn kho báu là Bedford County, Virginia, nhưng vị trí chính xác của nó, được mã hóa trong một trong hai đoạn mã còn lại, chưa thể giải phá. Cho đến nay, những kẻ săn tìm kho báu vẫn đang lùng sục kỹ lưỡng (thường là bất hợp pháp) các sườn đồi của Bedford County để truy tìm khối của cải khổng lồ này.
4. Đĩa Phaistos
Một số học giả tin rằng những chữ tượng hình này giống với các ký tự của Linear A và Linear B, những loại chữ viết từng được sử dụng ở Crete cổ đại. Vấn đề là ở chỗ Linear A không thể giải mã được. Cho đến nay, đĩa Phaistos vẫn là một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất của khảo cổ học.
5. Dòng chữ khắc ở Shugborough
Và mặc dù không ai biết tác giả của mật mã này, một số người đồ rằng, mật mã có thể là một đầu mối do các hiệp sĩ dòng tu Đền Thánh để lại nhằm chỉ ra nơi tọa lạc của Chén Thánh. Nhiều bộ óc vĩ đại nhất thế giới, trong đó có Charles Dickens và Charles Darwin, đã cố gắng để giải mã nhưng đều thất bại.
6. Vụ án Tamam Shud
Cụm từ này dịch ra có nghĩa là “hoàn thành” hoặc “kết thúc” và được sử dụng trên trang cuối của tuyển tập thơ “The Rubaiyat” của Omar Khayyam. Ngoài bí ẩn này, sau đó người ta còn tìm thấy một bản sao của “The Rubaiyat”, trong đó có một mật mã lạ viết nguệch ngoạc được cho là do người đàn ông đã chết này để lại. Căn cứ nội dung bài thơ của Omar Khayyam, nhiều người cho rằng, thông điệp này là một thư tuyệt mệnh, nhưng đến nay nó vẫn chưa được giải phá cũng như chính vụ án này.
7. Wow! Tín hiệu
Tín hiệu kéo dài 72 giây - quãng thời gian tối đa mà thiết bị quét sóng của Ehman có thể đo được. Tín hiệu này to và dường như truyền từ một nơi mà con người chưa từng có mặt trước đó: một điểm trong chòm sao Sagittarius, gần ngôi sao có tên gọi Tau Sagittarii, cách trái đất 120 năm ánh sáng. Ehman đã viết chữ “Wow!” trên bản in tín hiệu ban đầu, vì thế, nó được gọi là “Wow! Tín hiệu” (Wow! Signal). Mọi nỗ lực một lần nữa bắt và định vị tín hiệu này đều thất bại, dẫn đến những cuộc tranh cãi lớn và sự bí ẩn về nguồn gốc và ý nghĩa của nó.
8. Những lá thư của tên cuồng sát Zodiac
Danh tính của Zodiac cũng không bao giờ được xác định. Từ thập niên 1970, người ta không còn thấy các vụ giết người của Zodiac.
9. Những tảng đá chỉ đường ở Georgia
Trong 10 điều răn này, điều răn thứ nhất có lẽ là gây tranh cãi nhất: “Hãy giữ dân số nhân loại ở mức dưới 500 triệu trong sự cân bằng vĩnh cửu với thiên nhiên”. Nhiều người cho rằng, đó là lời kêu gọi làm giảm dân số này tới con số đã nêu đó, còn những người chỉ trích “Những tảng đá chỉ đường” thì thậm chí còn kêu gọi phá hủy những tảng đá này. Một số người đam mê thuyết âm mưu thậm chí còn cho rằng, chúng được tạo ra bởi “Mật hội Lucifer” vốn kêu gọi một trật tự thế giới mới.
10. Rongorongo
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét